Theo Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tháng 5/2019 đạt 902,1 triệu USD, tăng 5,2% so với tháng 4/2019 và tăng 23,9% so với tháng 5/2018; nâng kim ngạch cả 5 tháng đầu năm 2019 lên gần 4,02 tỷ USD, tăng 19,1% so với cùng kỳ năm 2018; trong đó, riêng sản phẩm gỗ chiếm 70,1%, đạt gần 2,82 tỷ USD, tăng 19,8%.
Gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu sang Mỹ - thị trường hàng đầu tăng mạnh 35% so với cùng kỳ năm 2018, đạt 1,84 tỷ USD, chiếm 45,8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước.
Nhật Bản đứng thứ 2 thị trường, với 525,56 triệu USD, chiếm 13,1%, tăng 19,7%; tiếp sau đó là một số thị trường cũng đạt kim ngạch cao trên 100 triệu USD như: Trung Quốc đạt 469,77 triệu USD, chiếm 11,7%, tăng 1,9%; EU đạt 379,75 triệu USD, chiếm 9,5%, tăng 12,7%; Hàn Quốc đạt 347,27 triệu USD, chiếm 8,6%, giảm 7,2%; Anh đạt 134,92 triệu USD, chiếm 3,4%, tăng 12,5%.
Nhìn chung kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong 5 tháng đầu năm nay sang đa số các thị trường tăng so với cùng kỳ năm 2018, trong đó, nổi bật nhất là xuất khẩu sang thị trường Áo tuy chỉ đạt 0,81 triệu USD, nhưng tăng rất mạnh 186,9% so với cùng kỳ; Bên cạnh đó, xuất khẩu còn tăng mạnh ở thị trường Saudi Arabia tăng 57,1%, đạt 17,36 triệu USD; Bồ Đào Nha tăng 56,5%, đạt 1,93 triệu USD; Ba Lan tăng 40,9%, đạt 10,75 triệu USD; Hy Lạp tăng 39,1%, đạt 2,89 triệu USD.
Tuy nhiên, xuất khẩu sang thị trường Thổ Nhĩ Kỳ giảm mạnh nhất 81,7%, đạt 1,35 triệu USD; Phần Lan giảm 48,4%, đạt 0,5 triệu USD; Campuchia giảm 42,6%, đạt 2,84 triệu USD.
Theo Bộ NN&PTNT, kim ngạch xuất khẩu gỗ của Việt Nam ngày càng tăng nhờ năng lực sản xuất của các doanh nghiệp và lợi thế từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc.
Mỹ là thị trường quan trọng bậc nhất của ngành chế biến gỗ Việt Nam, với kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng. Năm 2018, xuất khẩu đồ gỗ vào Mỹ chiếm khoảng 42% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam. Sự tăng trưởng xuất khẩu này do năng lực sản xuất của Việt Nam đã tăng lên, nhiều nhà máy công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam đã được xây dựng trong nhiều năm qua và đi vào hoạt động.
Quá trình tái cơ cấu ngành lâm nghiệp nhằm kéo dài chu kỳ kinh doanh và nâng cao chất lượng gỗ rừng trồng, với quy mô khoảng 3,5 triệu ha đang cho sản lượng tăng nhanh. Năm 2018, nguồn nguyên liệu gỗ trong nước đã đảm bảo khoảng 36 triệu m3 cho ngành chế biến gỗ.
Không chỉ là thị trường chủ lực xuất khẩu, Mỹ còn là nhà cung cấp gỗ nguyên liệu số 1 cho Việt Nam. 5 tháng đầu năm 2019, Việt Nam nhập từ Mỹ 138 triệu USD gỗ và sản phẩm gỗ, với lượng gỗ nguyên liệu quy tròn trên 420.620 m3 gỗ quy tròn, tăng 24,9% về giá trị và 19% về lượng so với cùng kỳ năm 2018. Năm 2018, Việt Nam nhập từ Mỹ hơn 310 triệu USD gỗ và sản phẩm gỗ, với lượng gỗ nguyên liệu quy tròn gần 971.000 m3, tăng 17% về lượng và giá trị so với năm 2017.
Việt Nam tiếp tục mở rộng thị trường nhập khẩu nguyên liệu gỗ mà Việt Nam không có lợi thế, nhất là gỗ cứng như sồi, thông, óc chó... để làm ra sản phẩm phù hợp thị hiếu của các khu nhà nghỉ, khách sạn cao cấp, ngành công nghiệp chế biến gỗ phải trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Đồng thời, mục tiêu xuất khẩu đến năm 2025 đạt khoảng 20 tỷ USD và gỗ sử dụng trong ngành sản xuất chế biến phải là gỗ hợp pháp. Ngành xuất khẩu gỗ của Việt Nam hiện đứng thứ 5 thế giới, đứng thứ 2 khu vực Châu Á.

Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ 5 tháng đầu năm 2019

Thị trường

T5/2019

+/- so tháng T4/2019 (%)

5T/2019

+/- so cùng kỳ năm trước (%)

Tổng kim ngạch XK

902,101,148

5.18

4,017,317,750

19.05

Riêng sản phẩm gỗ

614,949,953

5.66

2,816,081,956

19.78

Mỹ

423,700,895

9.71

1,839,032,354

34.98

Nhật Bản

111,214,045

2.92

525,564,295

19.67

Trung Quốc đại lục

110,473,444

-8.05

469,765,114

1.87

EU

66,406,544

-12.88

379,750,565

12.73

Hàn Quốc

79,114,093

17.06

347,274,845

-7.19

Anh

26,917,797

-12.64

134,923,601

12.47

Canada

15,099,658

21

64,913,293

2.03

Đức

7,762,613

-26.03

57,876,230

22.74

Australia

10,694,071

-6.98

55,660,051

-16.63

Pháp

11,584,890

13.79

54,395,552

0.23

Hà Lan

5,578,621

-21.43

37,969,540

6.81

Đài Loan (TQ)

10,719,352

44.64

33,013,246

23.26

Malaysia

6,152,601

-1.79

30,207,239

-25.61

Lào

6,081,114

8.82

24,910,322

 

Bỉ

3,331,271

-11.28

18,139,895

17.47

Saudi Arabia

4,967,108

24.02

17,360,024

57.14

Italia

1,971,228

-44.67

16,093,492

14.35

Tây Ban Nha

2,850,536

-9

15,858,500

7.84

Ấn Độ

3,176,326

3.76

14,731,044

-37.19

Thụy Điển

2,166,019

-7.56

14,332,058

17.96

Thái Lan

3,282,003

30.12

14,145,745

5.04

Singapore

3,526,057

-0.16

12,759,344

38.96

Đan Mạch

1,993,775

-12.23

12,386,897

18.48

U.A.E

2,176,762

4.95

11,173,300

7.17

Ba Lan

1,709,302

6.09

10,746,849

40.89

New Zealand

1,833,049

8.95

7,908,683

-7.8

Mexico

1,719,716

4.5

6,619,310

31.1

Chile

953,020

-33.71

5,877,412

 

Nam Phi

732,630

-12.44

4,086,314

27.46

Hy Lạp

247,889

-29.86

2,888,710

39.13

Campuchia

919,382

68.7

2,843,815

-42.59

Kuwait

740,719

-28.27

2,833,302

24.12

Nga

494,875

27.26

2,654,010

14.28

Na Uy

328,470

-6.77

1,952,017

5.58

Bồ Đào Nha

96,882

-22.72

1,927,053

56.5

Hồng Kông (TQ)

394,841

40.42

1,711,127

-39.67

Thổ Nhĩ Kỳ

248,814

8.99

1,352,447

-81.71

Thụy Sỹ

67,277

60.54

910,132

-30.78

Séc

67,715

-77.93

901,070

-1.07

Áo

100,754

95.33

806,835

186.86

Phần Lan

27,252

-78.17

504,283

-48.43

(*Tính toán từ số liệu của TCHQ)

 

Nguồn: Vinanet