Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, tháng 6/2020 là tháng thứ 3 liên tiếp xuất khẩu hạt tiêu sụt giảm; cụ thể, tháng 4/2020 kim ngạch giảm 12,6%, tháng 5/2020 giảm 16,1%; tháng 6/2020 giảm tiếp 32,6% về khối lượng và giảm 22,6% về kim ngạch nhưng tăng 15% về giá so với tháng 5/2020, đạt 20.449 tấn, tương đương 47,17 triệu USD, giá trung bình 2.306,5 USD/tấn.
Tính chung trong 6 tháng đầu năm 2020 cả nước xuất khẩu 166.812 tấn hạt tiêu, tương đương 355,92 triệu USD, giá trung bình 2,133,7 USD/tấn, giảm 5,7% về lượng, giảm 21% về kim ngạch và giảm 16,6% về giá so với cùng kỳ năm 2019.
Xuất khẩu hạt tiêu sang Mỹ đứng đầu về kim ngạch, đạt 28.753 tấn, tương đương 71,43 triệu USD, chiếm 17,2% trong tổng lượng và chiếm 20% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu của cả nước, tăng 3,8% về lượng nhưng kim ngạch giảm 7,5% so với cùng kỳ, giá giảm 10,9%, đạt 2.484,2 USD/tấn.
Xuất khẩu hạt tiêu sang Ấn Độ chiếm trên 5% trong tổng lượng và tổng kim ngạch, đạt 8.596 tấn, tương đương 18,75 triệu USD, giảm 37,8% về lượng và giảm 44,7% về kim ngạch, giá giảm 11%, đạt 2.181 USD/tấn.
Xuất khẩu sang Đức cũng giảm 8,8% về lượng, giảm 17,6% về kim ngạch và giảm 9,7% về giá so với cùng kỳ, đạt 6.412 tấn, tương đương 16,98 triệu USD, giá 2.648 USD/tấn, chiếm trên 4% trong tổng lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu của cả nước.
Trong 6 tháng đầu năm nay, xuất khẩu hạt tiêu sang đa số thị trường sụt giảm so với cùng kỳ năm 2019, trong đó: Malaysia giảm 29,6% về lượng và giảm 36,3% về kim ngạch, đạt 618 tấn, tương đương 1,55 triệu USD; Nam Phi giảm 26% về lượng và giảm 36% về kim ngạch, đạt 1.228 tấn, tương đương 3,04 triệu USD. Tuy nhiên, xuất khẩu tăng mạnh ở một số thị trường như: Algeria tăng 128,3% về lượng và tăng 73,8% về kim ngạch, đạt 943 tấn, tương đương 1,69 triệu USD; Myanmar tăng 92,9% về lượng và tăng 72,8% về kim ngạch, đạt 4.156 tấn, tương đương 8,75 triệu USD; Ba Lan tăng 60,4% về lượng và tăng 23,8% về kim ngạch, đạt 2.030 tấn, tương đương 4,22 triệu USD.
Dịch Covid-19 có khả năng bùng phát lần 2 đã ảnh hưởng đến nhu cầu của một số thị trường xuất khẩu chính. Cùng với đó, việc Trung Quốc đẩy mạnh lượng hạt tiêu bán ra cũng tác động đến giá xuất khẩu tiêu của Việt Nam. Thị trường xuất khẩu hạt tiêu hiện rất trầm lắng và rất ít người mua. Đặc biệt, Ấn Độ và các nước đang giảm mua khiến cho xuất khẩu hạt tiêu gặp nhiều khó khăn, trong khi nguồn cung vẫn dồi dào, khiến giá xuất khẩu hạt tiêu sụt giảm.
Theo Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam (VPA), những năm gần đây, do giá xuất khẩu hạt tiêu xuống quá thấp nên một số diện tích không được đầu tư kỹ lưỡng dẫn đến vườn tiêu bị chết, một số diện tích năng suất thấp, một số diện tích khác chuyển sang cây trồng có giá trị kinh tế cao hơn. Năm 2019, diện tích hồ tiêu Việt Nam là 140.000 ha; sản lượng vụ mùa năm 2020 giảm khoảng 15% so với năm 2019, xuống còn 240.000 tấn. Dự báo vụ mùa năm 2021 sản lượng hạt tiêu sẽ tiếp tục giảm do người dân không đầu tư chăm sóc, ảnh hưởng đến năng suất.
Những ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 trên toàn cầu quá lớn, năm 2020 là một năm rất khó khăn cho ngành hồ tiêu. Trong khi Việt Nam là nước xuất khẩu hạt tiêu số 1 thế giới, khoảng 85% sản lượng tiêu dành cho xuất khẩu, chỉ từ 10 – 15% dành cho tiêu thụ trong nước. Vì vậy, người dân trồng tiêu đang gặp rất nhiều khó khăn.
Xuất khẩu hạt tiêu 6 tháng đầu năm 2020
(Tính toán từ số liệu công bố ngày 13/7/2020 của TCHQ) 

 

 

Thị trường

6 tháng đầu năm 2020

So với cùng kỳ năm 2019 (%)

Tỷ trọng (%)

Lượng (tấn)

Trị giá (USD)

Lượng

Trị giá

Lượng

Trị giá

Tổng cộng

166.812

355.919.188

-5,7

-21,1

100

100

Mỹ

28.753

71.429.158

3,79

-7,53

17,24

20,07

Ấn Độ

8.596

18.748.683

-37,8

-44,73

5,15

5,27

Đức

6.412

16.979.732

-8,76

-17,64

3,84

4,77

Pakistan

7.084

14.314.847

-7,66

-23,22

4,25

4,02

Hà Lan

4.407

13.529.028

-7,71

-18,52

2,64

3,8

U.A.E

5.984

12.426.839

-11,84

-22,24

3,59

3,49

Ai Cập

6.660

12.247.289

24,6

6,89

3,99

3,44

Thái Lan

3.438

9.574.472

-12,09

-19,18

2,06

2,69

Anh

3.068

8.864.976

25,69

7,97

1,84

2,49

Myanmar

4.156

8.746.254

92,85

72,83

2,49

2,46

Hàn Quốc

3.351

8.031.009

-1,44

-14,98

2,01

2,26

Philippines

3.660

7.497.634

19,96

12,34

2,19

2,11

Nga

3.294

6.694.394

15,54

5,19

1,97

1,88

Thổ Nhĩ Kỳ

2.450

4.680.022

1,49

-12,08

1,47

1,31

Saudi Arabia

2.043

4.535.463

-6,41

-17,98

1,22

1,27

Canada

1.660

4.443.876

2,6

-7,31

1

1,25

Ba Lan

2.030

4.218.151

60,35

23,8

1,22

1,19

Tây Ban Nha

1.601

4.058.632

20,74

3,26

0,96

1,14

Pháp

1.709

3.948.860

52,59

22,24

1,02

1,11

Senegal

1.795

3.590.100

-5,48

-17,22

1,08

1,01

Nhật Bản

1.734

3.318.930

11,51

-9,3

1,04

0,93

Nam Phi

1.228

3.043.432

-26,02

-36

0,74

0,86

Australia

979

2.801.402

-0,81

-20,36

0,59

0,79

Ukraine

958

1.931.728

6,21

-3,9

0,57

0,54

Singapore

776

1.738.727

19,57

7,44

0,47

0,49

Algeria

943

1.687.717

128,33

73,75

0,57

0,47

Malaysia

618

1.548.069

-29,61

-36,26

0,37

0,43

Italy

467

1.121.420

-14,94

-29,03

0,28

0,32

Bỉ

199

642.227

36,3

15,28

0,12

0,18

Kuwait

259

564.160

-9,76

-24,56

0,16

0,16

 

Nguồn: VITIC