Sắn và sản phẩm sắn của Việt Nam xuất khẩu hầu hết sang thị trường Trung Quốc, chiếm 89% trong tổng lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước, đạt 603.542 triệu tấn, tương đương 227,44 triệu USD, giảm 26,8% về lượng và giảm 12,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá xuất khẩu sang thị trường này tăng mạnh 19,6%, đạt 376,9 USD/tấn.
Ngoài thị trường chủ đạo trên, sắn và sản phẩm sắn còn được xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc 27.822 tấn, tương đương 7,85 triệu USD, tăng 26,5% về lượng và tăng 37,2% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái. Giá xuất khẩu đạt 282,2 USD/tấn, tăng 8,5%.
Xuất sang thị trường Đông Nam Á 16.909 tấn, tương đương 7,29 triệu USD, giá trung bình 431,4 USD/tấn, tăng mạnh 41,1% về lượng, tăng 55,9% về kim ngạch và tăng 10,5% về giá.
Trong quý 1 năm nay xuất khẩu sắn và sản phẩm sắn sang Nhật Bản giảm rất mạnh 99% cả về lượng và kim ngạch nhưng tăng rất mạnh 270% về giá, đạt 42 tấn, tương đương 37.215 USD, giá 886 USD/tấn.
Điểm đáng lưu ý hiện nay là xuất khẩu tinh bột sắn qua kênh biên mậu vẫn trong trạng thái trầm lắng, trong khi nhu cầu mua hàng của các nhà máy phía Trung Quốc - thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam vẫn chậm. Một số lô hàng tinh bột sắn của Việt Nam bị sức ép bán hàng để thu hồi vốn nên phải bán với mức giá khá thấp.
Thêm vào đó, mức thuế Giá trị gia tăng (VAT) sản phẩm sắn tại Trung Quốc giảm, tạo điều kiện thuận lợi hơn về giá cho các đơn vị nhập khẩu chính ngạch qua các cảng biển Trung Quốc. Điều này gây áp lực lên giá xuất khẩu tinh bột sắn qua đường biên mậu.
Ngoài ra, tình hình xuất khẩu của Trung Quốc sang thị trường châu Âu không tốt trong bối cảnh Anh chưa tìm được giải pháp cho việc Brexit, cộng thêm Chính phủ Trung Quốc họp quốc hội để thống nhất các giải pháp hỗ trợ phát triển kinh tế nên các nhà máy hiện đang mua hàng chậm.
Hiện tại, các đơn vị kinh doanh sắn lát vừa nhập hàng vào lưu kho vừa giao dịch xuất bán. Phía Thái Lan vẫn giữ ổn định mức giá sàn xuất khẩu mặt hàng này nên các doanh nghiệp kinh doanh sắn lát Việt Nam ổn định giá đầu ra và hướng tới các thị trường tiềm năng chấp nhận mức giá mua tốt hơn thị trường Trung Quốc.
Do nguồn nguyên liệu cuối vụ giảm, độ bột đạt thấp nên các nhà máy Việt Nam hầu hết chào bán lượng hàng đã sản xuất trước đó, mức giá trong khoảng 440 - 450 USD/tấn FOB cảng TP. HCM.
Nhìn chung, thời gian qua xuất khẩu sắn sang Trung Quốc gặp nhiều khó khăn, nhu cầu nhập khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn từ Trung Quốc giảm. Bên cạnh đó, Trung Quốc tăng cường kiểm soát nghiêm ngặt các quy định về nhãn mác, bao bì, thông tin sản phẩm tinh bột sắn của Việt Nam nhập khẩu qua các cửa khẩu tiếp giáp với tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc).
Ngoài ra, hiện nay Trung Quốc vẫn tiếp tục áp dụng chính sách duy trì sản lượng dự trữ ngô ở mức thấp thông qua đấu giá định kỳ. Cơ quan dự trữ ngũ cốc quốc gia của Trung Quốc (Sinograin) thông báo đã giảm được 100 triệu tấn ngô trong năm 2018, khiến giá ngô trở nên cạnh tranh hơn và dẫn tới sụt giảm các sản phẩm thay thế ngô, đặc biệt là sắn lát.
Tuy nhiên, Trung Quốc đang thực hiện kế hoạch thúc đẩy mở rộng sản xuất và sử dụng ethanol với mục tiêu sử dụng 10 triệu tấn ethanol vào năm 2020 sẽ đẩy nhu cầu sắn tăng gấp đôi (dự kiến tỷ lệ 2-2,3 kg sắn cho 1 lít ethanol). Thêm vào đó, đồng Baht của Thái Lan tiếp tục tăng giá so với đồng USD, giúp giá sắn của Việt Nam trở nên cạnh tranh hơn so với giá sắn Thái Lan trên thị trường Trung Quốc.

Xuất khẩu sắn và sản phẩm sắn quý 1/2019

Thị trường

Quý 1/2019

+/- so với cùng kỳ (%)*

Lượng (tấn)

Trị giá (USD)

Lượng

Trị giá

Tổng cộng

678.510

256.374.625

-26,02

-12,99

- Riêng sắn lát

155.084

29.088.667

-64,31

-67,57

Trung Quốc đại lục

603.542

227.443.374

-26,8

-12,45

Hàn Quốc

27.822

7.852.505

26,46

37,19

Philippines

10.495

4.484.803

-19,36

-16,59

Đài Loan (TQ)

6.920

3.118.771

-27,46

-28,28

Malaysia

6.414

2.809.420

-17,92

-16,01

Pakistan

209

122.083

 

 

Nhật Bản

42

37.215

-99,58

-98,46

(Tính toán từ số liệu của TCHQ)

 

 

Nguồn: Vinanet