Theo tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan, trong 5 tháng đầu năm 2017, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Australia tăng mạnh 24,2% so với cùng kỳ năm 2017, đạt 1,35 tỷ USD. Trong đó, riêng tháng 5/2018 nhập khẩu đạt 342,49 triệu USD, tăng 48% so với tháng 4/2018.

Trong số rất nhiều nhóm hàng nhập khẩu chủ yếu từ thị trường Australia thì nhóm hàng than đứng đầu về kim ngạch với 341,07 triệu USD, chiếm 25,2% trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa các loại từ Australia, tăng mạnh 81,9% so với cùng kỳ năm 2017; nhóm hàng kim loại thường đứng thứ 2 về kim ngạch, đạt 253,81 triệu USD, chiếm 18,8%, tăng 3,3%; tiếp đến nhóm hàng lúa mì 146,67 triệu USD, chiếm 10,8%, giảm 23,9%.

Nhóm hàng quặng và khoáng sản nhập khẩu từ Australia tăng đột biến gấp 11,7 lần so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 100,89 triệu USD, chiếm 7,5%.

Trong 5 tháng đầu năm nay, hầu như các loại hàng hóa của Việt Nam nhập khẩu từ Australia đều tăng kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái. Ngoài nhóm hàng quặng khoáng sản tăng đột biến nói trên, thì còn có một số nhóm hàng cũng tăng cao như: Sắt thép tăng 174,9%, đạt 11,4 triệu USD; rau quả tăng 105%, đạt 33,12 triệu USD; than tăng 81,8%, đạt 341,07 triệu USD; dầu mỡ động thực vật tăng 73,5%, đạt 2,87 triệu USD; bông tăng 52,6%, đạt 19,52 triệu USD.

Ngược lại, nhập khẩu sữa, lúa mì, chế phẩm thực phẩm, nguyên liệu dệt may từ Australia lại sụt giảm mạnh, với mức giảm lần lượt 39,2%, 23,9%, 23,8% và 21% so với cùng kỳ năm ngoái.

Triển vọng thương mại Việt - Australia

Hiện Australia là bạn hàng xuất khẩu lớn thứ 8 và bạn hàng nhập khẩu thứ 12 của Việt Nam. Ở chiều ngược lại, Việt Nam là bạn hàng thứ 14 của Australia về nhập khẩu lẫn xuất khẩu. Theo những cam kết hội nhập trong Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Australia - New Zealand (AANZFTA), từ năm 2018, Australia cắt giảm 90% các loại thuế nhập khẩu hàng hóa từ ASEAN và 100% dòng thuế sẽ được cắt giảm xuống 0% từ năm 2020. Đây là cơ hội tốt để các DN Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Australia. Bên cạnh đó, ngày 8-3-2018, 11 nước ký Hiệp định CPTPP cũng là cơ hội lớn cho quan hệ giao thương giữa hai nước Việt - Australiatrong thời gian tới.

Theo ông Gary Dawes, cố vấn cấp cao về xAustralia tiến thương mại, đại diện cho Hiệp hội DN Úc, mối quan hệ hợp tác giao thương Việt Nam – Australia trong tương lai rất thuận lợi bởi Chính phủ hai nước đã ký Tuyên bố chung về thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược giữa hai nước vào tháng 3-2018. Đặc biệt, để tạo điều kiện cho các DN đầu tư vào Australia, gần đây Chính phủ Australia cam kết thAustralia đẩy tinh thần kinh doanh, đổi mới và cam kết thử nghiệm sáng kiến visa mới ở Nam Australia. Theo sáng kiến này, các doanh nhân và nhà đầu tư nước ngoài với ý tưởng sáng tạo và một kế hoạch kinh doanh hỗ trợ sẽ có thể nộp đơn xin visa tạm thời để tiến hành liên doanh tại Australia. Việt Nam- Australia cũng đã nhất trí hướng đến mục tiêu kim ngạch thương mại 2 chiều sẽ đạt 10 tỷ USD trong thời gian tới. Và để đạt được mục tiêu này, hai nước cũng đã cam kết sẽ tạo mọi điều kiện, cơ hội tốt nhất để việc đầu tư, giao dịch, xuất nhập khẩu  được thuận lợi. Bên cạnh đó, các DN và chuyên gia đến từ Australia cũng gợi ý  trong đầu tư, DN Việt có thể nhắm tới kinh doanh F&B (nhà hàng, ẩm thực...); trong xuất khẩu có thể tập trung vào các ngành nghề, lĩnh vực có thế mạnh như nông sản, thủy sản...

Nhập khẩu từ Australia 5 tháng đầu năm 2018

ĐVT: USD

Nhóm hàng

T5/2018

% tăng giảm so với T4/2018

5T/2018

% tăng, giảm so với cùng kỳ

Tổng kim ngạch NK

342.490.290

48,12

1.352.754.245

24,17

Than các loại

99.276.587

49,98

341.068.640

81,79

Kim loại thường khác

50.544.784

12,33

253.813.383

3,32

Lúa mì

21.429.844

74,14

146.666.345

-23,94

Quặng và khoáng sản khác

31.320.150

155,15

100.892.124

1.074,27

Phế liệu sắt thép

13.203.350

63,09

63.563.934

35,29

Hàng rau quả

12.994.780

174,95

33.122.262

105

Dược phẩm

9.278.512

127,35

24.510.787

44,23

Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác

4.901.025

5,92

22.136.157

10,03

Sản phẩm hóa chất

4.281.243

8,54

19.829.302

13,99

Bông các loại

3.973.969

65,46

19.521.523

52,58

Sắt thép các loại

3.623.804

 

11.403.023

174,85

Sữa và sản phẩm sữa

2.100.149

-16,24

10.786.687

-39,18

Chất dẻo nguyên liệu

717.234

-28,81

8.823.059

11,76

Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày

1.679.748

-13,74

8.379.674

-21,02

Thức ăn gia súc và nguyên liệu

1.834.811

65,29

5.926.778

-20,08

Sản phẩm khác từ dầu mỏ

1.425.421

1,87

4.607.875

24,11

Đá quý, kim loại quý và sản phẩm

856.308

11,68

4.259.538

12,79

Dầu mỡ động, thực vật

462.939

-31,99

2.865.083

73,53

Chế phẩm thực phẩm khác

771.120

53,02

2.555.683

-23,75

Gỗ và sản phẩm gỗ

893.173

144,73

2.343.736

42,09

Sản phẩm từ sắt thép

199.921

28,99

1.282.913

35,7

Hóa chất

128.370

49,74

1.083.742

-5,28

(Vinanet tính toán từ số liệu của TCHQ)

Nguồn: Vinanet