Trong khu vực Liên minh Châu Âu (EU), Bỉ là một thị trường quan trọng đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Bỉ có nhu cầu nhập khẩu cao, hầu hết những mặt hàng mà nước này nhập của Việt Nam cũng là những mặt hàng có thế mạnh trong xuất khẩu của Việt Nam như nhóm hàng công nghiệp gồm: dệt may, giày dép... và nhóm hàng nông sản gồm: cà phê, gạo, cao su,...
Theo số liệu thống kê từ TCHQ Việt Nam cho thấy, tính từ đầu năm đến hết tháng 6/2019, Việt Nam đã xuất khẩu sang thị trường Bỉ 1,2 tỷ USD, tăng 6,9% so với cùng kỳ năm 2018. Tính riêng tháng 6/2019, kim ngạch xuất sang thị trường này đạt 222,1 triệu USD, giảm 8,43% so với tháng 5/2019 và giảm 6,7% so với tháng 6/2018.
Trong rổ hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Bỉ, mặt hàng giày dép tiếp tục đạt kim ngạch cao nhất chiếm 44,4% tỷ trọng, đạt 566,58 triệu USD tăng 22,92% so với cùng kỳ, tính riêng tháng 6/2019 đạt 113,21 triệu USD, giảm 1,98% so với tháng 5/2019 nhưng tăng 18,61% so với tháng 6/2018.
Đứng thứ hai về kim ngạch là hàng dệt may, đạt 153,1 triệu USD, tăng 31,43% so với cùng kỳ, riêng tháng 6/2019 đạt 30,9 triệu USD, giảm 5,4% so với tháng 5/2019 nhưng tăng 9,04% so với tháng 6/2018.
Đối với mặt hàng sắt thép, tuy đứng thứ ba về kim ngạch, nhưng tốc độ xuất khẩu mặt hàng này sang Bỉ 6 tháng đầu năm nay lại sụt giảm mạnh. Cụ thể, giảm 39,27% về lượng và 46,77% về trị giá, tương ứng với 94,5 nghìn tấn, trị giá 63,28 triệu USD, giá xuất bình quân đạt 669,22 USD/tấn, giảm 12,36% so với cùng kỳ năm 2018. Riêng tháng 6/2019, xuất khẩu sắt thép sang Bỉ cũng suy giảm về cả lượng và trị giá so với tháng 5/2019, giảm lần lượt 70,88% và 55,68% tương ứng với 5,1 nghìn tấn, trị giá 4,89 triệu USD, giá xuất bình quân 951,75 USD/tấn, tăng 52,18%.
Kế đến là hàng cà phê, thủy sản, túi xách, máy móc thiết bị…. Đáng chú ý, nhóm hàng nông sản xuất khẩu sang Bỉ trong 6 tháng đầu năm 2019, giá xuất bình quân hầu như sụt giảm duy chỉ có gạo là tăng đã giúp nhóm hàng này vươn lên dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng, tăng gấp 2,4 lần về lượng và 3 lần về trị giá, tuy chỉ đạt 0,5 nghìn tấn thu về 431,2 nghìn USD, giá xuất bình quân 775,68 USD/tấn, tăng 29,15%. Ngoài ra, xuất khẩu hạt tiêu, cao su, cà phê lượng tăng nhưng kim ngạch đều sụt giảm so với kỳ, tuy nhiên hạt điều lại tăng cả lượng và trị giá, tăng tương ứng 88,44% và 59,08%, đạt 2,4 nghìn tấn, tị giá 20,8 triệu USD.
Nhìn chung, nửa đầu năm 2019 các mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Bỉ hầu hết đều sụt giảm kim ngạch, số này chiếm 52,38% và ngược lại chỉ chiếm 47,6% trong đó nhóm hàng sản phẩm maya, tre, cói và thảm tăng mạnh chỉ đứng sau mặt hàng gạo, tăng 60,52%, đạt trên 4 triệu USD.
Để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Bỉ, ngoài việc tăng cường sự có mặt của các sản phẩm thông qua các hội chợ một cách thường xuyên, các doanh nghiệp Việt Nam bên cạnh việc cạnh tranh về giá thì cần cạnh tranh về năng suất, chất lượng để giữ được chữ tín trên thị trường Bỉ nói riêng và thị trường EU nói chung.
Thống kê hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Bỉ 6 tháng năm 2019

Mặt hàng

6T/2019

+/- so với cùng kỳ (%)

Lượng (Tấn)

Trị giá (USD)

Lượng

Trị giá

Tổng

 

1.273.558.105

 

6,49

Giày dép các loại

 

566.587.094

 

22,92

Hàng dệt, may

 

153.119.113

 

31,43

Sắt thép các loại

94.570

63.287.784

-39,27

-46,77

Cà phê

39.312

62.296.219

3,96

-8,54

Hàng thủy sản

 

59.955.892

 

-22,63

Túi xách, ví,vali, mũ và ô dù

 

57.701.534

 

-1,32

Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác

 

47.086.785

 

6,64

Sản phẩm từ sắt thép

 

34.294.043

 

-32,77

Gỗ và sản phẩm gỗ

 

21.135.962

 

12,59

Hạt điều

2.429

20.806.041

88,44

59,08

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

 

17.758.613

 

-12,67

Đồ chơi, dụng cụ thể thao và bộ phận

 

14.498.824

 

-3,78

Sản phẩm từ chất dẻo

 

14.248.034

 

-22,91

Đá quý, kim loại quý và sản phẩm

 

9.512.022

 

28,39

Sản phẩm mây, tre, cói và thảm

 

4.032.608

 

60,52

Cao su

2.188

2.130.452

2,82

-14,09

Sản phẩm từ cao su

 

2.008.544

 

-23,96

Sản phẩm gốm, sứ

 

1.595.227

 

-30,3

Hạt tiêu

146

557.079

-35,11

-43,17

Gạo

556

431.277

135,59

204,28

(*tính toán số liệu từ TCHQ)
 Nguồn: VITIC tổng hợp

Nguồn: Vinanet