Trong đó, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 10,47 tỷ USD, giảm 4,6%; nhập khẩu từ Trung Quốc 22,77 tỷ USD, tăng 21,9%; như vậy Việt Nam nhập siêu từ Trung Quốc 21,9 tỷ USD, tăng 6%.
Trong 4 tháng đầu năm nay, nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện dẫn đầu về kim ngạch với 2,43 tỷ USD, chiếm 23,2% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa các loại sang thị trường này, tăng 3,6% so với cùng kỳ. Nhóm hàng rau quả đứng thứ 2 về kim ngạch, với 1,04 tỷ USD, chiếm 9,9%, tăng 4,9%.
Đứng sau 2 nhóm hàng tỷ USD trên, là một số nhóm hàng cũng đạt kim ngạch cao như: Xơ, sợi dệt 764,54 triệu USD, chiếm 7,3%, tăng 18,3%; máy ảnh, máy quay phim 710,83 triệu USD, chiếm trên 6,8%, tăng 20%; điện thoại các loại và linh kiện 642,61 triệu USD, chiếm trên 6,1%, giảm mạnh 64%; giày dép 519,4 triệu USD, tăng 23,2%.
Xét về mức tăng trưởng xuất khẩu sang Trung Quốc 4 tháng đầu năm nay so với cùng kỳ năm 2018, thì thấy phần lớn các nhóm hàng tăng kim ngạch; trong đó các nhóm hàng tăng mạnh như: Sắt thép tăng 263,6%, đạt 17,99 triệu USD; Clinker và xi măng tăng 151,6%, đạt 170,06 triệu USD; dầu thô tăng 102,3%, đạt 344,58 triệu USD; Chè tăng 94,2%, đạt 7,04 triệu USD; hóa chất tăng 94,1%, đạt 196,74 triệu USD.
Ngược lại, xuất khẩu một số nhóm hàng sụt giảm mạnh so với cùng kỳ như: Gạo giảm 84,3%, đạt 58,13 triệu USD; thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh giảm 64%, đạt 642,61 triệu USD.
Riêng đối với nhóm hàng nông sản Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc từ trước đến nay chủ yếu bằng đường tiểu ngạch nên tiềm ẩn nhiều rủi ro và thiếu bền vững. Thời gian gần đây, Trung Quốc siết chặt kiểm soát chất lượng nông sản nhập khẩu từ Việt Nam với tiêu chuẩn kỹ thuật khắt khe. Đây là thách thức lớn, song nếu vượt qua, sẽ mở ra cơ hội mới cho xuất khẩu nông sản Việt Nam tại thị trường lớn này.
Từ nhiều năm nay, Trung Quốc là một trong những thị trường nhập khẩu nông sản lớn của Việt Nam, với nhiều mặt hàng nông sản chiếm từ 40 - 70% tổng thị phần xuất khẩu nước ta. Cụ thể, Trung Quốc chiếm khoảng 70% tỷ trọng xuất khẩu mặt hàng rau, quả; hơn 22% tổng lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam...
Tuy nhiên, có tới 60-70% nông sản của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc qua tiểu ngạch khiến giá trị xuất khẩu bị giảm và tiềm ẩn nhiều rủi ro, thiếu bền vững... Từ năm 2018 đến nay, Trung Quốc đã có nhiều thay đổi trong nhập khẩu nông sản của Việt Nam khi đồng ý nhập khẩu một số nông sản của nước ta (chủ yếu là trái cây) qua đường xuất khẩu chính ngạch.
Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN& PTNT) cho hay, phía thị trường Trung Quốc đã đưa ra hàng loạt quy định đối với nông sản Việt Nam khi xuất khẩu vào thị trường này, điển hình là mặt hàng rau quả. Hiện, trái cây xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật và quy định về an toàn nguyên liệu thực phẩm; đáp ứng quy định về an toàn thực phẩm, kiểm dịch thực vật của Trung Quốc; phải đăng ký mã số vùng, địa danh của nông sản với Hải quan Trung Quốc. Các đơn vị nhập khẩu phải khai báo rõ ràng xuất xứ nguồn gốc kèm theo nhãn mác; sản phẩm phải bảo đảm các yêu cầu kỹ thuật bao gói, điều kiện vệ sinh, không nhiễm côn trùng hại…
Đặc biệt, Trung Quốc có một số thay đổi trong giám sát xuất nhập khẩu hoa, quả vào nước này. Theo đó, từ ngày 1-10-2019, thực phẩm nhập khẩu vào Trung Quốc phải có Chứng nhận an toàn thực phẩm do cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu cấp cho các lô hàng. Ngoài ra, đối với các mặt hàng thủy sản, nông sản khác, Trung Quốc cũng siết chặt kiểm soát chất lượng. Vì vậy, những yêu cầu về chất lượng cao đồng nghĩa với việc xuất khẩu sẽ theo hướng chính ngạch; đồng thời, giảm dần xuất khẩu tiểu ngạch. Đây chính là thách thức cho xuất khẩu của Việt Nam nói chung và xuất khẩu nông sản nước ta nói riêng...
Nhằm giúp doanh nghiệp khai thác hiệu quả thị trường tiềm năng này, các bộ, ngành nước ta đang tích cực đàm phán với các cơ quan chức năng Trung Quốc và bổ sung loại hình nông sản xuất khẩu theo chính ngạch. Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, căn cơ của vấn đề vẫn nằm ở bài toán chất lượng nông sản. Không riêng thị trường Trung Quốc mà với bất cứ thị trường nào trong bối cảnh hội nhập, yêu cầu cao về chất lượng vẫn là đáp án của thành công.
Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu nông sản đứng thứ nhất của Việt Nam. Tuy vậy kim ngạch xuất khẩu quý 1/2019 vẫn giảm tới 12,7% so với cùng kỳ năm 2018.

Xuất khẩu sang Trung Quốc 4 tháng đầu năm 2019

ĐVT: USD

Nhóm hàng

T4/2019

+/- so tháng T3/2019(%)

4T/2019

+/- so với cùng kỳ năm trước (%)

Tổng kim ngạch XK

2.888.701.593

-1,23

10.469.307.701

-4,64

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

661.079.716

-10,1

2.432.295.088

3,56

Hàng rau quả

364.045.894

43,81

1.037.592.040

4,94

Xơ, sợi dệt các loại

202.482.668

-5,84

764.535.138

18,34

Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện

199.880.933

8,54

710.826.328

19,96

Điện thoại các loại và linh kiện

131.976.010

-34,61

642.613.917

-64,09

Giày dép các loại

104.745.357

-2,12

519.403.768

23,15

Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác

112.551.946

-10,71

442.919.294

-1,42

Hàng dệt, may

102.125.291

-6,37

413.717.683

18,87

Gỗ và sản phẩm gỗ

120.149.454

17,28

364.796.831

-0,68

Cao su

71.951.754

-20,88

358.045.484

26,5

Dầu thô

81.789.122

-31,82

344.583.214

102,31

Sắn và các sản phẩm từ sắn

86.540.391

-7,41

313.508.313

-3,99

Hàng thủy sản

73.326.481

-3,13

267.568.360

-8,18

Hàng hóa khác

79.118.464

1,08

249.993.974

 

Hóa chất

59.701.618

121,91

196.742.009

94,09

Clanhke và xi măng

58.830.935

20,54

170.058.778

151,55

Chất dẻo nguyên liệu

39.198.753

13,19

151.928.689

6,89

Dây điện và dây cáp điện

34.126.076

-20,82

127.666.620

-29,84

Xăng dầu các loại

26.140.013

-37,8

122.958.117

17,68

Hạt điều

31.407.799

2,74

116.876.582

-4,9

Phương tiện vận tải và phụ tùng

23.910.507

4,99

81.619.162

-7,6

Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày

23.684.428

4,75

75.896.880

-0,12

Kim loại thường khác và sản phẩm

20.159.174

15,05

61.981.881

45,37

Gạo

37.318.883

128,82

58.129.938

-84,32

Thức ăn gia súc và nguyên liệu

22.549.004

35,83

55.187.461

-10,37

Sản phẩm hóa chất

17.047.353

9,61

50.462.073

36,56

Giấy và các sản phẩm từ giấy

14.852.292

11,97

49.756.404

-11,1

Sản phẩm từ chất dẻo

13.396.350

-23,07

49.079.878

56,92

Túi xách, ví,vali, mũ và ô dù

11.952.330

-19,57

48.965.288

2,05

Cà phê

7.785.992

-1,97

31.855.404

-6,53

Quặng và khoáng sản khác

10.527.860

22,37

28.339.640

-2,73

Sản phẩm từ cao su

7.510.386

-5,61

25.676.110

-9,79

Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc

6.190.109

-4,26

22.636.974

-10,16

Sản phẩm từ sắt thép

8.156.749

142,5

20.862.771

2,55

Sắt thép các loại

10.676.854

290,23

17.992.811

263,62

Đồ chơi, dụng cụ thể thao và bộ phận

4.014.046

15,58

14.076.735

16,43

Chè

1.384.957

-39,31

7.039.662

94,18

Sản phẩm nội thất từ chất liệu khác gỗ

1.399.141

-17,35

5.141.593

43,34

Sản phẩm gốm, sứ

1.556.651

19,8

4.889.879

52,44

Thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh

1.591.753

0,24

4.480.667

-64,08

Vải mành, vải kỹ thuật khác

979.957

-3,53

3.586.350

-5,9

Sản phẩm mây, tre, cói và thảm

888.144

11

3.019.913

-7,42

(*Tính toán từ số liệu của TCHQ)

 

Nguồn: Vinanet