Có 3 thị trường đạt kim ngạch trên tỷ USD đó là: Mỹ, EU và Nhật Bản; trong đó, xuất sang Mỹ đạt 1,48 tỷ USD, chiếm 18,5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước, tăng trên 14% so với cùng kỳ năm 2017. Xuất khẩu sang EU đạt 1,31 tỷ USD, chiếm 16,4%, tăng 1,7%. Xuất sang Nhật Bản chiếm 15,8%, đạt 1,27 tỷ USD, tăng 6,7%.

Ngoài ra, một số thị trường cũng đạt kim ngạch lớn như: Trung Quốc đạt 910,43 triệu USD, chiếm 11,3%, giảm 9,8%; Hàn Quốc đạt 785,66 triệu USD, chiếm 9,8%, tăng 11,3%. Xuất khẩu sang thị trường Đông Nam Á nói chung đạt 615,59 triệu USD, chiếm 7,7%, tăng 12,1% so với cùng kỳ.

Trong 11 tháng đầu năm nay, có 67% số thị trường xuất khẩu thủy sản đạt mức tăng kim ngạch so với cùng kỳ, còn lại 33% số thị trường sụt giảm kim ngạch. Thị trường Campuchia đứng đầu về mức tăng trưởng, tăng 75,8%, đạt 23,2 triệu USD. Xuất khẩu sang U.A.E cũng tăng khá 66,5%, đạt 69,49 triệu USD; Ấn Độ tăng 44,3%, đạt 25,92 triệu USD; Ai Cập tăng 44,7%, đạt 42,21 triệu USD; Brunei tăng 35,3%, đạt 1,54 triệu USD.

Tuy nhiên, xuất khẩu thủy sản sang Saudi Arabia lại giảm rất mạnh 76,5%, chỉ đạt 14,16 triệu USD. Xuất khẩu còn giảm mạnh ở một số thị trường: Séc giảm 46%, đạt 4,92 triệu USD; Đan Mạch giảm 31,59%, đạt 42,13 triệu USD; Indonesia giảm 24,4%, đạt 3,78 triệu USD.

So với cùng kỳ năm 2017, xuất khẩu tôm trong tháng 11/2018 tiếp tục giảm 19% xuống 290 triệu USD; nâng tổng kim ngạch xuất khẩu tôm 11 tháng lên gần 3,3 tỷ USD, giảm 7% so với cùng kỳ. Xuất khẩu tôm chân trắng 11 tháng đạt 2,2 tỷ USD, chiếm 69%, giảm gần 3%; tôm sú chiếm 23% tương đương 745 triệu USD, giảm gần 8%. VASEP dự báo xuất khẩu tôm hết năm nay đạt khoảng 3,6 tỷ USD, giảm 5% so với năm 2017.

Xuất khẩu cá tra duy trì tăng trưởng khả quan 32% trong tháng 11/2018 đạt 212 triệu USD, đưa kết quả 11 tháng đầu năm lên trên 2 tỷ USD. Theo VASEP, dự báo sẽ đạt tổng giá trị trên 2,2 tỷ USD trong cả năm 2018, tăng 22% so với năm 2017.

Xuất khẩu cá ngừ, mực bạch tuộc và các hải sản khác có chiều hướng tăng trong thời điểm cuối năm, trong đó cá ngừ vẫn tăng 11% trong tháng 11. Mực, bạch tuộc tăng 30% đạt tương ứng 60 triệu USD và 67 triệu USD. Tổng kim ngạch xuất khẩu cá ngừ và mực, bạch tuộc 11 tháng đạt tương ứng 600 triệu USD và 609 triệu USD, tăng lần lượt 11% và 7% so với cùng kỳ năm ngoái. Mỗi sản phẩm này dự kiến sẽ đem lại kim ngạch xuất khẩu 660 – 680 triệu USD trong năm nay.

Nhiều rào cản làm giảm xuất khẩu tôm

Xuất khẩu tôm sú của Việt Nam khoảng 300.000 tấn/năm, đứng đầu xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Tuy nhiên, từ ngày 31/12/2018, phải tuân thủ đầy đủ các yêu cầu của Chương trình Giám sát thủy, hải sản nhập khẩu vào Mỹ (SIMP). Quy định này đang đặt ra nhiều khó khăn, gây lúng túng cho các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu tôm của Việt Nam. Tương lai tôm Việt Nam xuất khẩu sang EU cũng chưa rõ ràng, ngay cả khi đã đạt tiêu chuẩn MRPL của thị trường này. Tại Nhật Bản, 100% lô hàng tôm Việt Nam đều bị kiểm tra thay vì chỉ 30% như thường lệ. Hàn Quốc cũng đã gửi thư tới Việt Nam cảnh báo việc dư lượng nitrofurans trong tôm.

Bên cạnh rào cản thương mại, từ đầu năm 2019 nhu cầu tiêu thụ của một số quốc gia như Mỹ, Canada đang sụt giảm đáng kể, dẫn tới hàng tồn kho của các nước xuất khẩu tôm như Nhật Bản, Hàn Quốc, EU cao. Trong khi các quốc gia như Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Philipines, Việt Nam… đang vào vụ thu hoạch dẫn tới giá tôm trên thị trường giảm khoảng 20% so với năm 2017, những yếu tố trên khiến cho thị trường tôm ngày càng phải cạnh tranh gay gắt.

Xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc khả quan

Trung Quốc tiếp tục là thị trường rộng lớn và tiềm năng đối với cá tra Việt Nam do nhu cầu tiêu thụ rất lớn, nhập khẩu đa dạng sản phẩm với nhiều mức giá khác nhau; tuy nhiên, đây là thị trường chưa thực sự ổn định.

Xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc tăng liên tục, nhưng đa phần theo cách thức cũ, sản xuất cái gì thì bán cái đó, thiếu khảo sát thị trường để có thể vừa kiểm soát tốt về giá cả, vừa đảm bảo đủ lượng cho tiêu thụ.

Giai đoạn 2015 - 2018, xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc – Hông Kông tăng 30 - 88%; trong đó, riêng hai năm 2016 và 2017 tăng trưởng nóng, 10 tháng đầu năm nay tiếp tục tăng 30,6%, đạt 437,9 triệu USD.

Hiện nay, 83,47% sản phẩm cá tra xuất khẩu bằng đường bộ qua cửa khẩu Lạng Sơn; 15,6% qua cửa khẩu Quảng Ninh, còn lại qua cửa khẩu Điện Biên, Cao Bằng.

Xuất khẩu tôm Ấn Độ sang EU, Mỹ gặp khó - cơ hội cho Việt Nam

EU công bố tất cả tôm Ấn Độ xuất sang EU phải được Hội đồng Giám sát Xuất khẩu (EIC) - Bộ Công Thương Ấn Độ phê chuẩn, mỗi cơ sở sản xuất có số đăng ký duy nhất và phải duy trì tiêu chuẩn HACCP (tiêu chuẩn phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn) và được Cơ quan Giám sát Xuất khẩu thanh tra 3 tháng/1 lần. EIC sẽ tập hợp các mẫu từ các cơ sở được phê chuẩn này để kiểm tra kháng sinh chloramphenicol, nitrofuran metabolites và tetracyclines 6 tháng/1 lần. Tất cả lô hàng tôm từ Ấn Độ sang EU phải đính kèm kết quả kiểm tra này. Tuy nhiên, EU vẫn yêu cầu kiểm tra bắt buộc 50% tổng số lô hàng tôm nhập từ Ấn Độ tại biên giới.

Các công ty xuất khẩu của Ấn Độ còn lo ngại về quy định Chương trình Giám sát Thủy sản Nhập khẩu (SIMP) của Mỹ. Theo đó, nếu các công ty không chấp hành nghiêm túc chương trình SIMP, 50% lượng tôm xuất khẩu của Ấn Độ sang Mỹ sẽ bị ảnh hưởng. Dự kiến, SIMP sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2019.

Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) sẽ chính thức có hiệu lực trong năm 2019 tạo cơ hội cho tôm Việt Nam xuất sang EU trong năm 2019. Châu Âu là thị trường lớn nhất đối với sản phẩm tôm của Việt Nam, đồng thời là nơi áp dụng mức thuế cao nhất. Nếu hiệp định thương mại với EU được ký kết, tôm Việt Nam sẽ được hưởng ưu đãi về thuế trong khi Thái Lan vẫn ở mức 20%.

Anh là thị trường đáng quan tâm trong khối EU, vì xuất khẩu sang Anh được hưởng ưu đãi về thuế GSP giống như quy định chung trong xuất khẩu sang EU. Tôm chế biến của Việt Nam tại Anh đang có lợi thế hơn về giá bán và chất lượng so với tôm Ấn Độ, Bangladesh

Trung Đông - thị trường tiềm năng cá tra Việt Nam

UAE, Ai Cập và Saudi Arabia là ba thị trường xuất khẩu lớn nhất của cá tra Việt Nam tại Trung Đông, đây cũng là thị trường nhiều tiềm năng trong 2 năm tới. Năm 2017, Trung Đông là thị trường xuất khẩu cá tra lớn thứ 5 của Việt Nam (sau Trung Quốc - Hồng Kông, Mỹ, EU, ASEAN)  đạt 290,4 triệu USD. 10 tháng đầu năm, xuất khẩu cá tra sang UAE đạt 44,56 triệu USD tăng mạnh 135% so với cùng kỳ năm trước. Xuất khẩu sang Ai Cập đạt 30,9 triệu USD, tăng 26,4%.

VASEP cho biết, đến nay xuất khẩu cá tra sang Saudi Arabia vẫn tiếp tục bị đóng cửa, nhiều yêu cầu ngặt nghèo về phê chuẩn “Chương trình chăn nuôi Halal” khiến xuất khẩu cá tra sang thị trường này chưa được khơi thông. Trung Đông là thị trường tiềm năng của thủy sản Việt, khu vực này là nơi tập trung, luân chuyển nguồn hàng thủy sản sang các thị trường khác ở Bắc Phi, Tây Á.

Xuất khẩu thủy sản 11 tháng đầu năm 2018

ĐVT: USD

Thị trường

T11/2018

+/- so với T10/2018 (%) *

11T/2018

+/- so với cùng kỳ (%) *

Tổng kim ngạch XK

799.047.124

-9,11

8.030.664.786

5,63

Mỹ

165.195.915

-6,97

1.484.839.380

14,04

Nhật Bản

141.344.514

4,47

1.270.316.118

6,71

Trung Quốc

90.690.794

-16,52

910.431.944

-9,76

Hàn Quốc

84.510.708

-6,1

785.662.278

11,25

Anh

24.085.917

-31,18

290.825.688

13,58

Hà Lan

17.670.799

-18,37

275.200.499

0,76

Thái Lan

28.634.950

0,64

269.853.979

18,63

Canada

18.733.957

-31,4

218.186.429

6,7

Đức

16.556.030

-7,19

178.653.270

5,62

Australia

17.375.572

-11,94

177.438.104

7,65

Hồng Kông (TQ)

14.897.731

-12,6

172.054.439

19,11

Bỉ

10.764.519

-4,54

137.097.287

-6,72

Italia

6.697.228

-36,52

109.516.209

-20,57

Philippines

7.719.690

-37,75

109.071.730

-7,92

Malaysia

11.669.576

3,72

104.224.177

11,75

Singapore

10.065.651

5,16

103.923.435

14,47

Đài Loan (TQ)

10.821.157

1,93

102.398.534

-0,9

Pháp

7.935.647

-13,75

98.427.967

1,65

Mexico

11.009.980

26,57

98.187.099

-10,68

Israel

7.634.531

37,58

88.126.734

31,65

Nga

6.159.860

-35,39

77.915.603

-12,9

Brazil

9.728.412

-12,58

77.583.570

-18,45

Tây Ban Nha

5.204.743

-50,75

73.743.722

29,04

U.A.E

3.131.538

-26,58

69.492.419

66,48

Colombia

6.036.189

-12,68

59.256.324

17,38

Bồ Đào Nha

4.256.067

-25,74

56.057.393

29,14

Ai Cập

4.222.311

0,76

42.213.736

44,71

Đan Mạch

3.451.722

-31,22

42.133.430

-31,51

Thụy Sỹ

2.278.990

-7,63

29.387.374

-22,17

Ấn Độ

2.091.621

-8,88

25.919.848

44,32

Pakistan

5.030.673

52,29

25.328.112

4,27

Campuchia

1.955.316

-8,55

23.202.781

75,77

Ba Lan

1.432.202

-59,78

23.001.063

27,88

New Zealand

2.379.115

-7,48

18.395.970

13,63

Ukraine

1.842.380

-9,3

16.539.780

13,04

Thụy Điển

1.406.087

47,85

15.422.806

6,1

SaudiArabia

 

-100

14.159.864

-76,49

Iraq

946.901

48,99

8.964.329

-3,41

Thổ Nhĩ Kỳ

424.864

-3,56

7.772.082

0,08

Kuwait

806.448

62,73

7.641.687

-2,27

Hy Lạp

488.652

-4,68

7.543.471

1,24

Romania

568.268

-48,05

7.171.607

14,95

Séc

128.679

-73,59

4.915.919

-46,02

Indonesia

396.132

25,36

3.776.384

-24,35

Brunei

243.325

109,38

1.537.316

35,34

(Vinanet tính toán từ số liệu của TCHQ)