Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, thủy sản của Việt Nam xuất khẩu  sang các thị trường 5 tháng đầu năm 2017 đạt gần 2,9 tỷ USD tăng trên 13,5% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2016.

Trong số 45 thị trường xuất khẩu thủy sản chủ yếu của Việt Nam, có 4 thị trường đạt kim ngạch trên 100 triệu USD trong 5 tháng đầu năm. Hoa Kỳ luôn đứng đầu về kim ngạch đạt 483,4 triệu USD, chiếm 16,9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước, giảm 6,9% so với cùng kỳ năm 2016.

Tiếp sau đó là thị trường Nhật Bản, đạt 473,7 triệu USD, chiếm 16,6%, tăng 32,8% so với cùng kỳ. Đứng thứ 3 là thị trường Trung Quốc, đạt 338,5 triệu USD, chiếm 11,9%, tăng 37,2%; Hàn Quốc đạt 262,8 triệu USD, chiếm 9,2%, tăng 28%.

Xét về mức tăng trưởng kim ngạch trong 5 tháng đầu năm nay so với cùng kỳ thì thấy đa số các thị trường đều đạt được mức tăng trưởng dương so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó, kim ngạch tăng trưởng mạnh ở một số thị trường như: Israel (tăng 140,5%, đạt 30,7 triệu USD); Đan Mạch (tăng 104,5%, đạt 19,8 triệu USD); Braxin (tăng 54,5%, đạt 50,5 triệu USD) và Philippines (tăng 46%, đạt 40,6 triệu USD).

Ngược lại, xuất khẩu thủy sản sụt giảm mạnh ở các thị trường như:  Cô Oét (giảm 28,5% so với cùng kỳ), I rắc (-39,8%), Ai cập (-52,4%) và Thụy Điển (-29,3%).

Về cơ cấu xuất khẩu thủy sản 5 tháng đầu năm 2017, thì xuất khẩu tôm đạt 1,2 triệu USD, tăng 4% với cùng kỳ năm ngoái. Giá tôm nguyên liệu tăng mạnh, thuế CBPG khiến xuất khẩu tôm sang Hoa Kỳ giảm mạnh, trong khi nhu cầu của Nhật Bản tăng do đồng yên tăng giá thu hút DN tôm chuyển sang thị trường này. Xuất khẩu sang một số thị trường khác như EU, Hàn Quốc phục hồi tích cực bù đắp cho sụt giảm tại các thị trường Hoa Kỳ, Trung Quốc và Australia.

Xuất khẩu cá tra trong 5 tháng đầu năm đạt hơn 665 triệu USD, tăng 2,4% so cùng kỳ. Dù xuất khẩu cá tra có tăng nhẹ, nhưng nhìn chung chưa khởi sắc bởi những rào cản ở thị trường Hoa Kỳ, trong khi thị trường EU nhu cầu tiêu thụ chưa phục hồi nhiều, cộng với áp lực truyền thông của một số nước trên thế giới gây khó cho cá tra. Riêng thị trường Trung Quốc, Brazil, Mexico… tăng mạnh nhập khẩu cá tra của Việt Nam, nhờ đó giá cá được cải thiện.

Xuất khẩu cá ngừ 5 tháng đạt 216 triệu USD, tăng 20% so với cùng kỳ năm 2016. Trong đó, XK cá ngừ chế biến đóng hộp tăng mạnh 35% so với cùng kỳ năm trước, XK cá ngừ đông lạnh tăng 11%. Xuất khẩu cá ngừ tiếp tục phục hồi nhờ sự tăng trưởng xuất khẩu sang các thị trường chính truyền thống như Hoa Kỳ và EU.

Xuất khẩu mực, bạch tuộc Việt Nam đạt tổng giá trị 199 triệu USD, tăng 39% so với cùng kỳ năm ngoái.  Việt Nam xuất khẩu mực, bạch tuộc sang 43 thị trường, giảm 7 thị trường so với 50 thị trường cùng kỳ năm 2016. Cả 3 thị trường lớn nhất là Hàn Quốc, ASEAN và Nhật Bản đều sụt giảm nhập khẩu mực, bạch tuộc từ Việt Nam.

Dự báo xuất khẩu thủy sản sang thị trường Hoa Kỳ sẽ khó có thể hồi phục trong bối cảnh thuế CBPG, chương trình thanh tra cá da trơn sẽ áp dụng chính thức từ tháng 9/2017, thị trường tiền tệ xáo trộn sau khi ông Trump trúng cử Tổng thống và có khả năng cao là chính quyền mới sẽ tăng rào cản kỹ thuật, thuế quan và bảo hộ. Nhưng tại thị trường Nhật Bản và Trung Quốc, Hàn Quốc, nhu cầu nhập khẩu cao sẽ bù đắp và thúc đẩy xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong những tháng tới.

Số liệu thống kê sơ bộ của TCHQ xuất khẩu thủy sản 5 tháng đầu năm 2017

ĐVT: USD

 

Thị trường

 

5T/2017

 

5T/2016

+/-(%) 5T/2017 so với cùng kỳ

Tổng kim ngạch

2.854.473.969

2.514.042.199

+13,54

Hoa Kỳ

483.350.870

519.021.248

-6,87

Nhật Bản

473.702.708

356.604.735

+32,84

Trung Quốc

338.482.779

246.690.318

+37,21

Hàn Quốc

262.815.686

205.238.924

+28,05

Thái Lan

93.023.985

92.586.322

+0,47

Anh

85.496.321

72.913.445

+17,26

Hà Lan

77.373.302

64.062.268

+20,78

Canada

68.921.094

57.841.802

+19,15

Australia

63.436.203

63.726.600

-0,46

Đức

62.169.240

73.058.546

-14,90

Hồng Kông

61.180.093

59.737.976

+2,41

Italia

51.301.295

46.447.667

+10,45

Braxin

50.509.497

32.684.486

+54,54

Bỉ

50.359.110

49.163.574

+2,43

Mexico

44.628.566

32.263.574

+38,32

Philippines

40.564.207

27.775.520

+46,04

Đài Loan

39.957.563

36.404.751

+9,76

Singapore

39.711.436

39.177.727

+1,36

Pháp

37.644.822

41.239.738

-8,72

Malaysia

37.465.132

32.628.604

+14,82

Nga

36.059.755

30.507.247

+18,20

Israel

30.663.972

12.749.657

+140,51

Ả Rập Xê út

27.021.000

24.415.567

+10,67

Tây Ban Nha

25.829.308

35.351.944

-26,94

Colombia

25.240.657

21.646.074

+16,61

Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất

19.912.647

23.910.108

-16,72

Đan Mạch

19.841.702

9.703.908

+104,47

Thuỵ Sĩ

15.257.252

13.019.147

+17,19

Bồ Đào Nha

15.217.257

17.569.318

-13,39

Ai Cập

9.080.095

19.054.214

-52,35

Ấn Độ

8.079.419

8.027.401

+0,65

NewZealand

6.689.975

7.797.339

-14,20

Pakistan

6.423.448

5.147.029

+24,80

Ba Lan

5.621.800

4.858.096

+15,72

Campuchia

5.197.850

5.104.689

+1,83

Ucraina

5.135.078

5.212.239

-1,48

Thuỵ Điển

4.687.396

6.630.119

-29,30

Séc

4.501.491

4.663.889

-3,48

Cô Oét

3.479.081

4.866.736

-28,51

Hy Lạp

3.337.700

4.140.688

-19,39

Indonesia

3.265.103

2.305.318

+41,63

I rắc

2.768.423

4.595.390

-39,76

Rumani

2.276.382

2.464.611

-7,64

Thổ Nhĩ Kỳ

2.237.486

2.074.209

+7,87

Brunei

569.762

511.932

+11,30

 

Nguồn: Vinanet