Theo đó, Thông tư áp dụng đối với thương nhân Việt Nam không có vốn đầu tư nước ngoài (sau đây viết tắt là thương nhân) thực hiện hoạt động tạm nhập, tái xuất; tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu hàng hóa; các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Thương nhân có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện theo cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Theo bố cục của Thông tư:
Danh mục hàng hóa cấm kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu, quy định tại Phụ lục I.
Danh mục hàng hóa tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu, quy định tại Phụ lục II.
Danh mục hàng thực phẩm đông lạnh kinh doanh tạm nhập, tái xuất, quy định tại Phụ lục III.
Danh mục hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt kinh doanh tạm nhập, tái xuất, quy định tại Phụ lục IV.
Danh mục hàng hóa đã qua sử dụng thuộc diện cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, không thuộc Phụ lục I và Phụ lục II (sau đây gọi là hàng hóa đã qua sử dụng), quy định tại Phụ lục V.
Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất được tạm nhập, tái xuất qua các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính.
Việc tái xuất hàng hóa qua các cửa khẩu phụ, lối mở biên giới chỉ được thực hiện tại các cửa khẩu phụ, lối mở biên giới trong khu kinh tế cửa khẩu và cửa khẩu phụ ngoài khu kinh tế cửa khẩu đã có đầy đủ cơ quan kiểm soát chuyên ngành theo quy định và cơ sở kỹ thuật bảo đảm quản lý nhà nước.
Cửa khẩu phụ, lối mở biên giới quy định tại Khoản 2 Điều này do Ủy ban nhân dân tỉnh biên giới công bố sau khi đã trao đổi, thống nhất với các Bộ: Quốc phòng, Tài chính, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Ủy ban nhân dân tỉnh biên giới trao đổi với Bộ Công Thương về nguyên tắc lựa chọn doanh nghiệp được phép tái xuất hàng hóa qua các cửa khẩu phụ, lối mở biên giới và công bố danh sách doanh nghiệp được lựa chọn.
Trường hợp hàng hóa nước ngoài gửi vào kho ngoại quan để xuất khẩu, tái xuất qua các tỉnh biên giới thì cửa khẩu tạm nhập để gửi kho ngoại quan và cửa khẩu xuất khẩu, tái xuất hàng hóa qua các tỉnh biên giới thực hiện theo quy định
Trường hợp hàng hóa bị ách tắc trên địa bàn, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo cơ quan chức năng thực hiện các biện pháp giải tỏa, điều tiết trên địa bàn để tránh ùn tắc tại cảng, cửa khẩu và phối hợp với cơ quan hải quan cửa khẩu tạm nhập có biện pháp điều tiết lượng hàng tạm nhập từ cửa khẩu tạm nhập đến cửa khẩu tái xuất.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 11 tháng 9 năm 2017 và bãi bỏ: Thông tư số 05/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Bộ Công Thương quy định về hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, chuyển khẩu hàng hóa; bãi bỏ Điều 2 Thông tư số 27/2016/TT-BCT ngày 05 tháng 12 năm 2016 của Bộ Công Thương sửa đổi, bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh trong một số lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương.
Trong quá trình thực hiện, trường hợp phát sinh vướng mắc, cơ quan, tổ chức có liên quan và thương nhân tạm nhập, tái xuất; tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu hàng hóa phản ánh bằng văn bản về Bộ Công Thương để kịp thời giải quyết.
Chi tiết Thông tư, xem tại đây.
Nguồn: Cổng Thông tin điện tử Bộ Công Thương