Việt Nam xuất khẩu sang Campuchia các nhóm hàng nông nghiệp, công nghiệp, công nghiệp chế biến, trong những nhóm hàng đó thì sắt thép là mặt hàng chủ lực, chiếm gần 17% tổng kim ngạch, đạt 143,1 triệu USD, tăng 56,84% so với cùng kỳ 2016. Đứng thứ hai là xăng dầu, đạt 134,6 triệu USD, tăng 23,01%, kế đến là hàng dệt may, tăng 38,17%, đạt 94,7 triệu USD…
Nhìn chung, xuất khẩu sang Campuchia 4 tháng đầu năm nay các mặt hàng đều có tốc độ tăng trưởng dương, chiếm 64,2% trong đó xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện tăng mạnh đột biến, tăng 2891,1%, tuy kim ngạch chỉ đạt 6,5 triệu USD. Ngược lại, số mặt hàng với tốc độ suy giảm chỉ chiếm 35,7% và xuất khẩu hàng rau quả giảm mạnh nhất, giảm 83,72%.
Ngoài mặt hàng điện thoại có tốc độ đột biến, xuất khẩu phân bón sang Campuchia trong 4 tháng đầu năm nay cũng có tốc độ tăng trưởng khá tăng 127,05% đạt 26,2 triệu USD.

Thống kê TCHQ xuất khẩu sang Campuchia 4 tháng 2017

ĐVT: USD

Mặt hàng

4 tháng 2017

4 tháng 2016

So sánh (%)

Tổng

844.260.426

708.493.808

19,16

Sắt thép các loại

143.141.452

91.264.845

56,84

Xăng dầu các loại

134.650.148

109.459.553

23,01

Hàng dệt, may

94.765.411

68.587.596

38,17

Nguyên phụ liệu dệt, may,da, giày

55.745.207

51.539.046

8,16

Sản phẩm từ chất dẻo

31.197.470

31.849.998

-2,05

Phân bón các loại

26.284.712

11.576.529

127,05

Thức ăn gia súc và nguyên liệu

26.148.759

25.468.490

2,67

Máy móc, thiết bị dụng cụ phụ tùng khác

21.425.325

27.304.085

-21,53

Sản phẩm từ sắt thép

20.207.119

20.849.426

-3,08

Kim loại thường khác và sản phẩm

17.223.915

13.175.320

30,73

Sản phẩm hóa chất

17.213.033

17.722.423

-2,87

giấy các các sản phẩm từ giấy

16.402.185

13.954.877

17,54

Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc

15.676.843

15.831.367

-0,98

Phương tiện vận tải và phụ tùng

11.313.301

13.699.828

-17,42

Dây điện và dây cáp điện

9.545.606

10.761.595

-11,30

Xơ, sợi dệt các loại

7.329.213

5.295.488

38,40

Hóa chất

6.612.122

6.483.302

1,99

Điện thoại các loại và linh kiện

6.504.049

217.446

2.891,11

Sản phẩm gốm, sứ

5.217.960

7.075.614

-26,25

Clanke và xi măng

4.655.728

6.716.256

-30,68

Hàng thủy sản

3.999.697

3.964.718

0,88

Sản phẩm nội thất từ chất liệu khác gỗ

2.819.062

2.556.286

10,28

Gỗ và sản phẩm gỗ

2.635.526

2.970.797

-11,29

Chất dẻo nguyên liệu

2.316.151

1.881.162

23,12

Sản phẩm từ cao su

1.558.144

1.124.840

38,52

Thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh

952.341

2.172.549

-56,16

Cà phê

614.391

545.566

12,62

Hàng rau quả

216.388

1.329.201

-83,72

Là thị trường tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam, nhằm tăng cường kết nối cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đầu tư kinh doanh tại Campuchia, ngày 6-4, tại Thủ đô Phnom Penh, đã diễn ra Tọa đàm “Doanh nghiệp Việt Nam đầu tư và kinh doanh tại Campuchia”, dưới sự chủ trì của Đại sứ Việt Nam tại Campuchia Thạch Dư. Tham dự buổi Tọa đàm có đại diện Cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Campuchia, cùng nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang đầu tư kinh doanh tại “đất nước Chùa Tháp”.
Theo Công sứ Nguyễn Trác Toàn, năm qua và dự đoán trong năm nay, Campuchia tiếp tục duy trì đà tăng trưởng kinh tế cao khoảng 7%. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của nước này năm 2016 đạt gần 22 tỷ USD, tăng 4,18% so năm 2015. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt 9,8 tỷ USD (tăng 3% so năm 2015), với giá trị hàng may mặc chiếm hơn 70%.
Bên cạnh những yếu tố thuận lợi trong đầu tư kinh doanh tại Campuchia, có những ý kiến đã nêu lên những khó khăn khi kinh doanh tại nước này, như lệ phí xin cấp thị thực dài hạn và giấy phép lao động cao, có loại thuế còn bất hợp lý. Nhiều doanh nghiệp kiến nghị các cơ quan chức năng của Việt Nam và Campuchia tăng cường hơn nữa sự hợp tác chặt chẽ trong thực hiện các thỏa thuận, cam kết về hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa hai nước; rà soát tháo gỡ các rào cản thương mại; kiến nghị cơ quan chức năng của Campuchia có cơ chế cung cấp thông tin minh bạch, rõ ràng hơn về phương thức hạch toán kế toán, về thuế, đồng thời nhanh chóng hoàn tất các thủ tục để Việt Nam và Campuchia có thể thực thi Hiệp định tránh đánh thuế hai lần; mong muốn cơ quan chức năng của Việt Nam tạo thuận lợi, ưu đãi cho hoạt động đầu tư sang Campuchia như ưu đãi xuất nhập khẩu hàng hóa, tín dụng...
 

Nguồn: Vinanet