OCOP là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị, là giải pháp, nhiệm vụ trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Trọng tâm của Chương trình OCOP là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, do các thành phần kinh tế tư nhân (doanh nghiệp, hộ sản xuất) và kinh tế tập thể thực hiện.
Theo kết quả tổng hợp, tại 63 tỉnh, thành phố, đã xác định được có 6.010 doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình (có đăng ký kinh doanh), trong đó có 3.126 doanh nghiệp (chiếm 76,6% số doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp trong cả nước), tổ chức sản xuất 4.823 sản phẩm lợi thế thuộc 06 nhóm sản phẩm, trong đó: nhóm Thực phẩm có 2.584 sản phẩm; nhóm Đồ uống có 1.041 sản phẩm; nhóm Thảo dược có 231 sản phẩm; nhóm Vải may mặc có 186 sản phẩm; nhóm Lưu niệm - Nội thất - Trang trí có 580 sản phẩm; nhóm Dịch vụ du lịch nông thôn có 201 sản phẩm với 413 làng bản Văn hóa gắn liền với du lịch.
Trên cơ sở phân tích, đánh giá, cho thấy hầu hết các sản phẩm, dịch vụ trên đều có khả năng, dư địa phát triển, đa dạng hóa sản phẩm và thương mại hóa, đây là một lợi thế rất lớn để các doanh nghiệp đánh giá lựa chọn dòng sản phẩm để khởi nghiệp. Doanh nghiệp chú trọng đầu tư, chỉ đạo tổ chức sản xuất một cách bài bản, đồng bộ, đáp ứng về chuẩn hóa sản phẩm, thị hiếu của người tiêu dùng sẽ tạo nên thương hiệu cho sản phẩm, uy tín trên thị trường trong và ngoài nước, góp phần vào sự thành công của mỗi doanh nghiệp khởi nghiệp từ Chương trình OCOP một cách bền vững.
Chương trình OCOP sau hơn 01 năm triển khai đã có những kết quả vượt bậc cả về số lượng sản phẩm tham gia chương trình, mẫu mã, chất lượng được từng bước khẳng định, từng bước hình thành nhóm sản phẩm đặc sản của từng vùng quê gắn với bảo tồn văn hoá và đặc trưng của mỗi vùng miền. Trong 58/63 tỉnh ban hành Quyết định phê duyệt Kế hoạch/Đề án thực hiện Chương trình, có 19 tỉnh ban hành Kế hoạch, 34 tỉnh ban hành Đề án, 5 tỉnh ban hành cả Đề án và Kế hoạch (Còn 5 tỉnh đang trong giai đoạn hoàn thiện nhưng chưa phê duyệt đề án/kế hoạch triển khai Chương trình). Tổng số sản phẩm dự kiến được chuẩn hóa OCOP đến năm 2020 là 3.749 sản phẩm. Trong đó nhóm Thực phẩm có 2.147 sản phẩm, nhóm Đồ uống có 387 sản phẩm, nhóm Thảo dược có 261 sản phẩm, nhóm Vải may mặc 100 sản phẩm, nhóm Lưu niệm, nội thất trang trí có 661 sản phẩm và nhóm Dịch vụ, du lịch và bán hàng có 193 sản phẩm. Tổng nguồn lực huy động dự kiến đạt gần 9.583 tỷ đồng. Đã có 09 tỉnh tổ chức đánh giá, phân hạng và có Quyết định công nhận cho 470 sản phẩm OCOP, trong đó có 09 sản phẩm 5 sao, 03 sản phẩm đề xuất 5 sao, 160 sản phẩm 4 sao, 308 sản phẩm 3 sao, bao gồm: tỉnh Bắc Kạn có 37 sản phẩm (05 sản phẩm 4 sao, 32 sản phẩm 3 sao); tỉnh Quảng Nam có 25 sản phẩm (05 sản phẩm 4 sao, 20 sản phẩm 3 sao); tỉnh Lào Cai có 46 sản phẩm (01 sản phẩm 5 sao, 11 sản phẩm 4 sao, 34 sản phẩm 3 sao); tỉnh Quảng Ninh có 196 sản phẩm (08 sản phẩm 5 sao, 62 sản phẩm 4 sao, 126 sản phẩm 3 sao); tỉnh Bến Tre có 45 sản phẩm (31 sản phẩm 4 sao, 14 sản phẩm 3 sao); tỉnh Nam Định có 36 sản phẩm (17 sản phẩm 4 sao, 19 sản phẩm 3 sao); tỉnh Thái Nguyên có 25 sản phẩm (13 sản phẩm 4 sao, 12 sản phẩm 3 sao), Hà Tĩnh có 09 sản phẩm (01 sản phẩm 04 sao và 08sản phẩm 3 sao); tỉnh Bình Định có 51 sản phẩm (03 sản phẩm đề xuất 5 sao, 06 sản phẩm 4 sao, 42 sản phẩm 3 sao).
Hội nghị nhằm kết nối thành công, hiệu quả các sản phẩm tham gia chương trình OCOP vào các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP qua đó góp phần liên kết giữa hộ sản xuất với tổ hợp tác, hợp tác xã và doanh nghiệp, phát triển, kết nối các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh (ưu tiên phát triển hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa) sản xuất các sản phẩm truyền thống, dịch vụ có lợi thế địa phương, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước, thực hiện hiệu quả nhóm tiêu chí “Kinh tế và tổ chức sản xuất” trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.
Tại Hội nghị sẽ quảng bá, tiêu thụ sản phẩm, thúc đẩy sản xuất, phát triển làng nghề, đặc sản vùng miền, sản phẩm OCOP, sản phẩm có tiềm năng, lợi thế của địa phương. Hội nghị cũng là cơ hội chia sẻ khó khăn, trở ngại của các doanh nghiệp, đơn vị trong quá trình sản xuất các sản phẩm OCOP. Các chuyên gia sẽ tư vấn trực tiếp cho các doanh nghiệp, các hộ sản xuất về kinh nghiệm xây dựng phát triển thương hiệu cho các đặc sản của địa phương. Hướng dẫn xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ truy xuất nguồn gốc xuất xứ sản phẩm. Đại diện các cơ quan quản lý nhà nước sẽ hỗ trợ, tư vấn các giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP và khởi nghiệp nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP. Cũng tại hội nghị sẽ diễn ra lễ ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về việc phát triển sản xuất và kết nối tiêu thụ các sản phẩm OCOP vào điểm giới thiệu, bán sản phẩm OCOP. Theo đó, đại diện Sở Công Thương các tỉnh Miền Trung - Tây Nguyên sẽ ký biên bản ghi nhớ hợp tác, các doanh nghiệp phân phối sản phẩm, hệ thống siêu thị sẽ ký kết biên bản ghi nhớ giao thương với các hộ sản xuất, các hợp tác xã để đưa sản phẩm vào hệ thống phân phối và tiêu thụ phục vụ người dân cả nước và từng bước hướng tới thị trường nước ngoài.
Ban Tổ chức trân trọng cảm ơn các cơ quan, ban ngành, đơn vị truyền thông trong cả nước đã quan tâm, tham dự và đưa tin về hội nghị.
Trân trọng,
BAN TỔ CHỨC
Để biết thêm thông tin xin liên hệ:
Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại - Bộ Công Thương
Tòa nhà Bộ Công Thương, tầng 5, số 655 Phạm Văn Đồng, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Điện thoại: (024) 66721866/ Mobile: 091 682 9998 ( Thanh Ngân)
Email: tathanhngan1308@gmail.com; Website: http//dntm.vn;thuongmaibiengioimiennui.gov.vn.