(VINANET) - Số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, hai tháng đầu năm nay, Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc 962,5 triệu USD, giảm 11,54% so với cùng kỳ năm trước.

Trong số các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc trong 2 tháng đầu năm 2014, thì dệt may là mặt hàng có kim ngạch đạt cao nhất, chiếm gần 30% tổng kim ngạch, đạt 278 triệu USD, tăng 34,74% so với 2 tháng năm 2013.

Trong tháng 2/2014, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Nhật Bản đạt 114 triệu USD, trong đó chủng loại áo vest nam có lượng xuất nhiều nhất,với đơn giá 23 USD/chiếc, FOB, Cảng Hải Phòng.

Tham khảo một số chủng loại hàng dệt may xuất khẩu sang Hàn Quốc trong tháng 2/2014

(Giá chỉ mang tính chất tham khảo)

Chủng loại
ĐVT
Đơn giá (USD)
Cảng, cửa khẩu
PTTT

Aó Jacket nam 2 lớp tay dài có nón, MH: JKB-13, Size: 100

cái
30,61
Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh)
FOB

Quần dài nam, MH: CU1-YM8402, Size: L

cái
16,77
Cảng Vict
FOB

áo jacket nữ 2 lớp có mũ

chiếc
35,50
Cảng Hải Phòng
FOB

áo vest nam 1 lớp

chiếc
23,00
Cảng Hải Phòng
FOB

Aó jacket nữ 1 lớp

chiếc
24,80
Cảng Hải Phòng
FOB

áo jacket nam 1 lớp

chiếc
24,09
Cảng Hải Phòng
FOB
(Nguồn số liệu: Tổng cục Hải quan)

Mặt hàng có kim ngạch đạt lớn thứ hai sau hàng dệt may là thủy sản với kim ngạch 77,1 triệu USD, tăng 50,73% so với cùng kỳ.

Theo tin từ Trung ương Hội Nghề cá Việt Nam - Bộ NN&PTNT, trong 10 năm trở lại đây, Việt Nam luôn nằm trong số 5 quốc gia chính hàng năm cung cấp hàng thuỷ sản cho thị trường Hàn Quốc. Các sản phẩm chính là bạch tuộc, cá chế biến, tôm đông lạnh…

Thị trường Hàn Quốc được coi là nhiều tiềm năng đối với hàng thuỷ sản của Việt Nam, với mức tiêu thụ trung bình khoảng 7.300 tấn tôm mỗi năm. Trong thời gian tới nhu cầu tiêu thụ mặt hàng thuỷ sản của Hàn Quốc tiếp tục gia tăng. Đây là những cơ hội tốt để các doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm đơn hàng xuất khẩu.

Hiện nay, hằng năm ngành thủy sản Việt Nam đã có khoảng 280 DN XK thủy sản sang Hàn Quốc. Một số mặt hàng thủy sản của nước ta XK dưới dạng nguyên liệu đã được hưởng thuế suất bằng 0 hoặc giảm mạnh theo Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN–Hàn Quốc. Tuy nhiên với xu hướng tăng cường sản xuất sản phẩm chế biến sẵn và giá trị gia tăng, Việt Nam hy vọng việc ký kết FTA với Hàn Quốc trong thời gian tới sẽ tạo thêm điều kiện cho thủy sản Việt Nam tăng sức cạnh tranh trên thị trường nước này bằng việc cắt giảm thuế suất NK vào Hàn Quốc.

Theo ông Phó vụ trưởng Vụ châu Á-Thái Bình Dương, Bộ Công Thương, thủy sản sẽ là một trong các mặt hàng ưu tiên trong đàm phán FTA này để có thể được ưu đãi lớn hơn. Hiện nay, vẫn còn nhiều mặt hàng thủy sản XK sang Hàn Quốc đang phải chịu thuế từ 10-30%. Sau khi hoàn thành FTA, Việt Nam sẽ được hưởng lộ trình cắt giảm thuế dài hơn 5 năm so với các đối tác và 6 nước ASEAN, Việt Nam còn được công nhận quy chế kinh tế thị trường…

Hiệp định này cũng được hy vọng sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam tăng thêm từ 1,47-3,22% và của Hàn Quốc từ 0,19-0,74%.

Ngoài hai mặt hàng chính kể trên, Việt Nam còn xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ, điện thoại các loại, giày dép các loại… sang thị trường Hàn quốc với tốc độ tăng trưởng dương về kim ngạch lần lượt 55,97%, 615,43%, 44,04%....

Đáng chú ý xuất khẩu mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất, tăng 615,43%, tuy kim ngạch chỉ đứng thứ 4 trong bảng xếp hạng, đạt 59,5 triệu USD.

Thống kê sơ bộ của TCHQ về tình hình xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc 2 tháng năm 2014 – ĐVT: USD

 
KNXK 2T/2014
KNXK 2T/2013
% so cùng kỳ
Tổng KN
962.525.070
1.088.039.468
-11,54
Hàng dệt, may
278.098.464
206.396.958
34,74
Hàng thủy sản
77.123.487
51.167.076
50,73
Gỗ và sản phẩm gỗ
61.716.172
39.568.994
55,97
Điện thoại các loại và linh kiện
59.529.078
8.320.770
615,43
Giày dép các loại
55.908.554
38.815.424
44,04
Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác
42.629.868
25.239.724
68,90
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện
36.105.856
37.749.514
-4,35
Xơ, sợi dệt các loại
33.804.432
36.734.382
-7,98
Phương tiện vận tải và phụ tùng
28.009.898
208.391.929
-86,56
Xăng dầu các loại
18.275.034
6.565.642
178,34
Túi xách, ví,vali, mũ và ô dù
15.659.287
13.443.347
16,48
Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện
14.584.219
 
 
Than đá
12.804.589
9.130.104
40,25
Sản phẩm từ sắt thép
12.013.461
6.357.601
88,96
Sắt thép các loại
11.373.225
2.551.668
345,72
Kim loại thường khác và sản phẩm
11.144.705
13.343.443
-16,48
Phân bón
9.688.582
 
 
Cao su
9.634.858
13.478.827
-28,52
Dây điện và dây cáp điện
9.237.113
3.783.094
144,17
Cà phê
8.738.219
12.871.179
-32,11
Sản phẩm từ chất dẻo
6.177.625
4.993.243
23,72
Sản phẩm hóa chất
5.637.505
2.564.058
119,87
Hạt tiêu
5.522.799
3.028.858
82,34
Sản phẩm từ cao su
5.189.313
3.262.880
59,04
Hàng rau quả
4.637.306
3.327.769
39,35
Nguyên phụ liệu dệt may, da giày
4.255.485
 
 
Hóa chất
3.634.140
955.696
280,26
Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc
3.561.123
4.935.908
-27,85
Sắn và các sản phẩm từ sắn
2.472.164
9.565.280
-74,15
Sản phẩm gốm, sứ
2.335.023
1.964.693
18,85
Thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh
2.319.952
750.905
208,95
Giấy và các sản phẩm từ giấy
1.426.048
1.823.693
-21,80
Sản phẩm mây, tre, cói và thảm
1.204.066
954.907
26,09
Đá quý, kim loại quý và sản phẩm
816.210
642.661
27,00
Quặng và khoáng sản khác
749.880
 
*
Chất dẻo nguyên liệu
408.770
654.529
-37,55
NG.Hương
Nguồn: Vinanet/vietfish.org

Nguồn: Vinanet