(VINANET) Hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Nhật sụt giảm tháng thứ 2 liên tiếp (tháng T12/2013 giảm 0,8%, tháng 1/2014 tiếp tục giảm 3,13% so với T12), với kim ngạch đạt 1,23 tỷ USD trong tháng đầu năm 2014.

Hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản rất đa dạng, phong phú; trong đó có bốn nhóm hàng đạt kim ngạch trên 100 triệu USD trong tháng 1 gồm có: Hàng dệt may 228,41 triệu USD, chiếm 18,59% trog tổng kim ngạch; phương tiện vận tải 169,58 triệu USD, chiếm 13,8%; dầu thô 145,8 triệu USD, chiếm 11,87%; máy móc, thiết bị, phụ tùng 111,99 triệu USD, chiếm 9,11%.

Nhìn chung, trong tháng đầu năm nay xuất khẩu đa số hàng hóa sang Nhật bị sụt giảm kim ngạch so với tháng cuối năm 2013; đáng chú ý là nhóm các sản phẩm nông lâm sản, thủy sản đều bị sụt giảm như: xuất khẩu thủy sản sang Nhật giảm 15,71%, đạt 87,34 triệu USD; gỗ giảm 19,17%, đạt 67,76 triệu USD; cao su giảm 10,52%, đạt 2,63 triệu USD; hạt điều giảm 6,85%, đạt 1,01 triệu USD; xuất khẩu sắn giảm 37,57%, đạt 0,42 triệu USD. Tuy nhiên, mặt hàng hạt tiêu xuất khẩu sang Nhật bản mặc dù kim ngạch không lớn lắm, chỉ 2,28 triệu USD, nhưng tăng mạnh 73,14% so với tháng cuối năm 2013.

Số liệu Hải quan về xuất khẩu hàng hóa sang Nhật Bản tháng 1/2014. ĐVT: USD
 
Mặt hàng
T1/2014
T12/2013
T1/2014 so với T12/2013(%)
Tổng kim ngạch
1.228.756.019
1.268.422.388
-3,13
Hàng dệt may
228.408.211
202.013.693
+13,07
Phương tiện vận tải và phụ tùng
169.583.159
170.703.890
-0,66
Dầu thô
145.804.133
210.629.321
-30,78
Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác
111.994.597
111.686.652
+0,28
Hàng thuỷ sản
87.336.490
103.611.852
-15,71
Gỗ và sản phẩm gỗ
67.758.403
83.831.762
-19,17
Giày dép các loại
56.448.747
39.589.272
+42,59
sản phẩm từ chất dẻo
40.223.136
39.602.478
+1,57
Túi xách, ví, va li, mũ ô dù
31.640.750
27.716.624
+14,16
Máy vi tính,sản phẩm điện tử và linh kiện
31.589.057
27.396.446
+15,30
Hoá chất
22.109.013
27.943.686
-20,88
sản phẩm từ sắt thép
19.827.402
17.983.674
+10,25
Dây điện và dây cáp điện
15.154.366
16.140.217
-6,11
Than đá
12.931.907
13.599.663
-4,91
sản phẩm hoá chất
12.863.807
11.582.341
+11,06
Cà phê
11.598.674
11.054.733
+4,92
Kim loại thường và sản phẩm
8.820.104
6.984.112
+26,29
Thuỷ tinh và các sản phẩm từ thuỷ tinh
6.997.122
11.464.459
-38,97
Sản phẩm gốm sứ
6.906.312
7.886.406
-12,43
Gíây và các sản phẩm từ giấy
6.810.928
6.687.793
+1,84
sản phẩm từ cao su
5.996.176
5.340.908
+12,27
Hàng rau quả
5.076.232
4.841.104
+4,86
Nguyên phụ liệu dệt may, da giày
4.171.366
4.405.770
-5,32
Sản phẩm mây, tre, cói thảm
3.859.685
3.802.851
+1,49
Đá quí, kim loại quí và sản phẩm
3.401.081
3.967.900
-14,29
Xơ sợi dệt các loại
2.989.350
3.478.676
-14,07
Bánh kẹo và sản phẩm từ ngũ cốc
2.709.663
3.215.911
-15,74
Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện
2.647.064
2.400.086
+10,29
Cao su
2.625.448
2.934.066
-10,52
Hạt tiêu
2.279.303
1.316.453
+73,14
Hạt điều
1.006.065
1.080.056
-6,85
Điện thoại các loại và linh kiện
955.560
1.119.033
-14,61
Chất dẻo nguyên liệu
924.122
1.066.701
-13,37
Quặng và khoáng sản khác
896.000
1.722.400
-47,98
sắt thép các loại
519.876
305.126
+70,38
Sắn và sản phẩm từ sắn
420.580
673.710
-37,57
Phân bón
368.237
282.995
+30,12

Việt Nam và Nhật Bản đang duy trì và phát triển mối quan hệ hết sức tốt đẹp, chính phủ hai nước cũng đã tạo ra một hành lang pháp lý rất thuận lợi phục vụ cho hoạt động kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp hai nước. Giới DN Nhật Bản đã khẳng định quyết tâm mở rộng hoạt động đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam.

Đặc biệt, Việt Nam và Nhật Bản đều là các thành viên tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Hiệp định được ký kết sẽ mở ra những cơ hội rất lớn đối với DN Việt Nam, bởi lẽ hàng Việt Nam, nhất là hàng nông, thủy sản, đang được ưa chuộng tại Nhật Bản. Việt Nam hiện là nguồn cung cấp thủy sản nguyên liệu lớn thứ 5 cho thị trường Nhật Bản. Tuy nhiên, đa số các mặt hàng của Việt Nam vẫn chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với tổng kim ngạch nhập khẩu của Nhật Bản.

Thực tế cho thấy, hiện nay, Nhật Bản đang siết chặt kiểm soát về chất lượng một số mặt hàng thuộc nhóm nông, thủy sản của Việt Nam. Ví dụ như cách thức bảo quản để tránh côn trùng xâm nhập vào hàng hóa Việt Nam vẫn chưa bảo đảm yêu cầu và hiện rất ít trái cây của nước ta nhận được giấy chứng nhận nhập khẩu của cơ quan chức năng Nhật Bản. Ngoài ra, xuất khẩu tôm sang Nhật đang vấp phải rào cản thương mại, đặc biệt là dư lượng kháng sinh. Tuy nhiên, Việt Nam cần phải làm việc cụ thể, thậm chí phải đấu tranh với các cơ quan hữu quan Nhật Bản để họ không gây khó khăn trong việc tạo ra các rào cản thương mại.

Để tháo gỡ khó khăn, các DN chế biến xuất khẩu cần tập trung đảm bảo hàng hóa xuất khẩu tuân thủ các tiêu chuẩn và yêu cầu của thị trường nước sở tại. Theo đó, có thể áp dụng cách thức kiểm tra kết hợp với sự giúp đỡ của phía Nhật Bản về chất lượng thủy, hải sản ngay trong giai đoạn nuôi trồng... Ngoài ra, Việt Nam cần xây dựng mạng lưới kinh doanh liên kết giữa các DN có khả năng tạo ra sản phẩm chất lượng tốt, cạnh tranh về giá với các DN Nhật Bản là đầu ra phân phối các sản phẩm đó.

Thủy Chung

Nguồn: Vinanet/Hải quan

Nguồn: Vinanet