(VINANET) Theo Tổng cục Hải quan, trong 10 tháng năm 2014, cả nước nhập về 51.600 ô tô nguyên chiếc các loại, trị giá gần 1,14 tỷ USD (tăng mạnh 78,75% về số lượng và tăng 99,53% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái).

Trong tháng 10, nhập khẩu ô tô nguyên chiếc về Việt Nam tiếp tục ở mức cao với lượng nhập khẩu trong tháng lên tới 7.577 chiếc, tăng 11,6% so với tháng trước, trị giá là 172,11 triệu USD, tăng 7,3%. Trong đó, lượng ô tô tải tăng mạnh nhất 20,8% (đạt 2.900 chiếc) và nhập khẩu nhiều nhất là ô tô 9 chỗ ngồi chở xuống với 3.300 chiếc, tăng 9,2% so với tháng trước.

Tổng cộng trong 10 tháng năm 2014, lượng xe 9 chỗ ngồi trở xuống nhập về Việt Nam là 22.800 chiếc, tăng 70,2%; ô tô tải 20.500 chiếc, tăng 55,8% và ô tô loại khác 7.500 chiếc, tăng mạnh 306% so với cùng kỳ năm 2013.

Đáng chú ý, trong 10 tháng năm 2014, Hàn Quốc tiếp tục là thị trường chính cung cấp ô tô nguyên chiếc cho Việt Nam với 12.931 chiếc, tăng 4,9%. Tiếp theo là Thái Lan với 10.708 chiếc, tăng mạnh 63,66%; Trung Quốc là 9.650 chiếc, tăng mạnh 205%; Ấn Độ: 8.578 chiếc (cùng kỳ năm 2013 là 975 chiếc)…

Còn theo báo cáo của VAMA, tính đến hết tháng 10/2014, doanh số bán hàng của xe lắp ráp trong nước tăng 32% trong khi xe nhập khẩu tăng 69% so với cùng kì năm 2013.

Như vậy tính từ đầu năm 2014, tổng lượng xe tiêu thụ trên toàn thị trường đạt 121.648 chiếc, trong đó riêng doanh số của các thành viên thuộc VAMA đạt 103.413 chiếc - chiếm 85% doanh số toàn thị trường.

Theo dự báo, với tốc độ nhập khẩu như hiện nay, số lượng ô tô nhập khẩu trong năm 2014 sẽ tăng cao gấp đôi so với năm trước. Hàn Quốc, Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ là những thị trường xuất khẩu ô tô chính cho Việt Nam.

Kim ngạch nhập khẩu ô tô chỉ đóng góp khoảng 0,94% vào tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của cả nước sau 10 tháng năm 2014. Tuy nhiên, điều đáng nói là ô tô nằm trong nhóm hàng cần hạn chế nhập khẩu nhưng số lượng ô tô nhập khẩu về Việt Nam luôn tăng cao trong thời gian gần đây.

Tuy nhiên, việc xe ngoại tràn vào Việt Nam là một thách thức không nhỏ đối với ngành ô tô Việt Nam trước ngưỡng cửa hội nhập, khi sau hơn 20 năm hình thành ngành công nghiệp ô tô, chúng ta chưa làm được gì nhiều.

Theo lộ trình, thuế nhập khẩu ô tô từ các nước ASEAN sẽ về 0% vào năm 2018, tức là còn hơn 3 năm nữa. Từ nay đến thời gian đó, Việt Nam chắc hẳn sẽ còn chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ hơn nữa của luồng ô tô nhập khẩu từ các quốc gia láng giềng.

Số liệu Hải quan nhập khẩu ô tô 10 tháng năm 2014

 

 

Thị trường

 

 

10T/2014

 

10T/2013

10T/2014 so cùng kỳ(%)

Lượng

 (chiếc)

Trị giá

 (USD)

Lượng

 chiếc)

Trị giá

 (USD)

Lượng

 

Trị giá

 

 

Tổng cộng

        51.600

        1.137.552.740

        28.867

      570.115.874

+78,75

+99,53

Trung Quốc

            9.650

               375.144.592

          3.170

      119.712.818

+204,42

+213,37

Hàn Quốc

          12.931

               229.981.503

        12.327

      139.746.091

+4,90

+64,57

Thái Lan

          10.708

               179.832.061

          6.543

      120.401.651

+63,66

+49,36

Nhật Bản

            3.430

               114.597.146

          1.844

        50.154.761

+86,01

+128,49

Đức

            1.732

                 61.549.642

          1.347

        52.173.205

+28,58

+17,97

Hoa Kỳ

            1.170

                 46.778.183

             490

        19.343.360

+138,78

+141,83

Án Độ

            8.578

                 35.104.811

             965

        19.256.774

+788,91

+82,30

Anh

               544

                 19.808.886

             215

          5.236.515

+153,02

+278,28

Indonesia

            1.414

                 14.351.910

          1.473

        15.263.010

-4,01

-5,97

Nga

               107

                   7.022.245

             108

          4.135.275

-0,93

+69,81

Pháp

               133

                   5.495.748

               71

          4.192.170

+87,32

+31,10

Canada

               104

                   3.559.321

               13

             673.863

+700,00

+428,2

Thủy Chung

Nguồn: Vinanet

Nguồn: Vinanet