Hai tháng đầu năm 2014, Việt Nam nhập khẩu 439,5 triệu USD, tăng 31,3% so với cùng kỳ năm trước. Ngược lại, Việt Nam cũng thu về 303,2 triệu từ xuất khẩu mặt hàng này, tăng 18,3%.

Việt Nam nhập khẩu mặt hàng này từ 19 thị trường trên thế giới, bao gồm các nước Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Thái Lan, Malaixia, Hoa Kỳ… trong đó Hàn Quốc là nước có kim ngạch nhập khẩu cao nhất, 114,3 triệu USD, chiếm 26% thị phần, tăng 69,69% so với 2 tháng năm 2013.

Là nước có vị trí địa lý thuận lợi Trung Quốc - thị trường có kim ngạch đạt lớn thứ hai sau Hàn Quốc, đạt 106,6 triệu USD, tăng 30,26%; kế đến là Nhật Bản 99,5 triệu USD, tăng 10,89% so với cùng kỳ năm trước…

Nhìn chung, hai tháng đầu năm, nhập khẩu sản phẩm từ chất dẻo từ các thị trường đều tăng trưởng về kim ngạch, số thị trường giảm kim ngạch chỉ chiếm 15,7%. Về tốc độ tăng trưởng, Ấn Độ là thị trường có kim ngạch tăng trưởng mạnh nhất, tăng 118,06%, thứ hai là Pháp tăng 69,95%.

Thống kê sơ bộ của TCHQ về thị trường nhập khẩu sản phẩm từ chất dẻo 2 tháng đầu năm 2014 – ĐVT: USD

 
KNNK 2T/2013
KNNK 2T/2013
% so sánh
tổng KN
439.562.113
334.832.713
31,28
Hàn Quốc
114.376.091
67.403.098
69,69
Trung Quốc
106.610.687
81.841.841
30,26
Nhật Bản
99.517.448
89.746.441
10,89
Đài Loan
30.071.047
24.088.035
24,84
Thái Lan
26.971.862
19.842.879
35,93
Malaixia
11.818.241
13.008.747
-9,15
Hoa Kỳ
7.805.709
6.338.319
23,15

Indonesia

6.539.598
6.565.462
-0,39
Đức
6.510.007
4.059.362
60,37
Hongkong
5.640.056
4.402.552
28,11
Singpaore
3.058.142
2.423.240
26,20
Ấn Độ
2.716.878
1.245.907
118,06
Italia
2.245.278
1.847.021
21,56
Philippin
1.869.100
1.604.430
16,50
Thụy Sỹ
1.769.437
1.408.395
25,63
Pháp
1.445.881
850.748
69,95
Anh
1.294.343
1.266.296
2,21
Thổ Nhĩ Kỳ
356.653
364.824
-2,24
Thụy Điển
257.430
251.895
2,20

Theo báo cáo thống kê của Bộ Công Thương, đến nay các sản phẩm nhựa gia dụng được sản xuất trong nước đã chiếm ưu thế so với các sản phẩm nhựa nhập khẩu, tuy nhiên về hình ảnh thương hiệu, doanh nghiệp trong nước lại có phần kém hơn.

Trong khoảng thời gian ngắn, một thương hiệu đồ dùng gia đình của Hàn Quốc được xác định cao cấp, bày bán trong các cửa hàng độc lập, trung tâm thương mại sang trọng đã có thể xuất hiện tràn ngập trên quầy kệ các siêu thị, cạnh tranh trực tiếp với sản phẩm Việt Nam.  

Điểm đáng lưu ý là tốc độ ra sản phẩm mới của thương hiệu này nhanh đến chóng mặt và tập trung đánh vào tâm lý sản phẩm vì sức khỏe, sự an toàn của người tiêu dùng. Trong khi đó, trên các quầy kệ của siêu thị như Co.opmart, Big C, Maximark… sản phẩm nhựa trong nước áp đảo về diện tích, nhưng xét về tính mới lạ và nét riêng biệt thì sản phẩm Thái Lan, Hàn Quốc vẫn nhỉnh hơn.

Đại diện siêu thị Maximark cho biết, thế mạnh của sản phẩm trong nước là giá rẻ hơn các sản phẩm nhập ngoại từ 20-30% với chất lượng tương đương, nhưng để đa dạng chủng hàng đặc biệt ở phân khúc cao cấp, siêu thị phải nhập khẩu thêm nhựa các nước như hãng nhựa Kiokips, BioZone, Incense…

Giám đốc bán hàng Công ty Nhựa Duy Tân cho biết: cạnh tranh trên thị trường nhựa hiện nay của doanh nghiệp trong nước chủ yếu về mặt bằng giá, tập trung vào phân khúc bình dân và trung bình.

Nhưng tựu trung, hầu hết các doanh nghiệp ngành nhựa Việt Nam đều có quy mô nhỏ, năng lực tài chính yếu, khả năng tự nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ gần như không có. Sự hỗ trợ của nhà nước về khoa học công nghệ còn bị ràng buộc bởi quá nhiều rào cản, thiếu khả năng thương mại hóa nên những kết quả nghiên cứu cũng rất yếu.

NG.Hương

Nguồn: Vinanet/Diễn đàn doanh nghiệp

Nguồn: Vinanet