(Vinanet) Trong 10 năm gần đây, Việt Nam luôn giữ vị trí số 1 thế giới về xuất khẩu hạt tiêu và 6 năm liên tiếp chi phối thị trường hạt tiêu thế giới. Song giá trị thấp hơn nhiều so với các nước sản xuất tiêu lớn khác. Hiện hạt tiêu Việt Nam đã có mặt tại 150 quốc gia, vùng lãnh thổ. Hàng năm có 95% sản lượng dùng cho xuất khẩu, trong đó 85% xuất khẩu dưới dạng sơ chế thô đã làm giảm giá trị kim ngạch thu về.

5 tháng đầu năm 2013 xuất khẩu hạt tiêu đạt 455,7 triệu USD, đạt mức tăng trưởng 12,28% so với 5 tháng đầu năm ngoái; riêng tháng 5/2013 kim ngạch đạt 103,17 triệu USD, tăng 2,42% so với tháng trước đó.

Xuất khẩu hạt tiêu trong tháng 6 ước đạt 15.000 tấn, kim ngạch ước đạt 98 triệu USD (giảm 6,8% về lượng và giảm 5% về kim ngạch so với tháng 5); nếu so với cùng kỳ, xuất khẩu mặt hàng này tăng 57,6% về lượng và tăng 50,5% về kim ngạch. Tính chung sáu tháng đầu năm nay, xuất khẩu hạt tiêu ước đạt 85.000 tấn, kim ngạch ước đạt 554 triệu USD, tăng 22,1% về lượng và tăng 17,3% về kim ngạch so với cùng kỳ. Dự báo sáu tháng cuối năm, lượng hồ tiêu xuất khẩu vào khoảng 45.000 tấn, với kim ngạch khoảng 300 triệu USD.

Thị trường lớn nhất tiêu thụ hạt tiêu của Việt Nam là Hoa Kỳ, 5 tháng đầu năm đạt 100,28 triệu USD (chiếm 22,01%); tiếp đến Đức 49,91 triệu USD (chiếm 10,95%); U.A.E 29,45 triệu USD (chiếm 6,46%); Singapore 27,67 triệu USD; Hà Lan 25,19 triệu USD; Ấn Độ 18,52 triệu USD; Ai Cập 18,46 triệu USD; Tây Ban Nha 13,88 triệu USD; Anh 13,07 triệu USD; Nga 12,75 triệu USD.

Kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu sang Thái Lan đạt mức tăng trưởng cao nhất trong 5 tháng đầu năm (tăng 113,66% so cùng kỳ); bên cạnh đó là một số thị trường cũng đạt mức tăng cao trên 60% về kim ngạch như: Hoa Kỳ (+85,69%); Nam Phi (+81,82%); Canada (+71,41%); Ba Lan (+60,93%).

 


Thị trường xuất khẩu hạt tiêu 5 tháng đầu năm 2013

ĐVT: USD


 

Thị trường

 

 

T5/2013

 

 

5T/2013

 

 

T4/2013

 

 

5T/2012

% tăng, giảm KN T5/2013 so với T4/2013

% tăng, giảm KN 5T/2013 so với cùng kỳ

Tổng kim ngạch

103.171.500

455.696.458

100.730.909

405.848.368

+2,42

+12,28

Hoa Kỳ

25.404.109

100.283.367

22.973.788

54.005.552

+10,58

+85,69

Đức

10.121.957

49.906.240

11.660.135

43.324.807

-13,19

+15,19

Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất

5.556.413

29.447.822

5.720.194

38.567.307

-2,86

-23,65

Singapore

7.173.087

27.665.710

7.252.656

19.938.189

-1,10

+38,76

Hà Lan

4.870.034

25.187.357

3.833.751

31.972.477

+27,03

-21,22

Ấn Độ

2.143.862

18.523.916

3.841.809

27.572.341

-44,20

-32,82

Ai Cập

3.033.035

18.458.348

3.739.041

22.106.653

-18,88

-16,50

Tây Ban Nha

3.435.041

13.883.754

4.429.125

24.327.883

-22,44

-42,93

Anh

2.616.266

13.069.846

2.194.377

11.886.526

+19,23

+9,96

Nga

2.835.215

12.751.417

3.488.729

9.964.967

-18,73

+27,96

Hàn Quốc

2.236.400

9.632.238

1.782.978

7.865.036

+25,43

+22,47

Ba Lan

1.905.627

8.306.844

1.764.872

5.161.737

+7,98

+60,93

Pakistan

2.503.744

8.029.364

1.364.229

9.893.219

+83,53

-18,84

Nhật Bản

1.615.845

7.011.841

1.629.409

6.254.706

-0,83

+12,11

Philippines

1.742.391

6.582.499

1.470.643

5.097.498

+18,48

+29,13

Nam Phi

1.435.113

6.513.061

1.165.413

3.582.216

+23,14

+81,82

Italia

1.690.723

6.230.678

1.812.282

5.063.693

-6,71

+23,05

Thái Lan

1.782.079

5.803.435

1.339.276

2.716.220

+33,06

+113,66

Ucraina

2.098.303

5.709.561

1.417.220

6.722.002

+48,06

-15,06

Pháp

1.379.156

4.679.792

1.136.268

3.509.346

+21,38

+33,35

Canada

1.301.665

4.604.711

1.283.117

2.686.445

+1,45

+71,41

Australia

957.860

4.380.380

401.438

4.034.948

+138,61

+8,56

Malaysia

979.448

3.760.041

649.343

2.757.305

+50,84

+36,37

Thổ Nhĩ Kỳ

1.364.227

3.580.495

473.930

5.026.449

+187,85

-28,77

Bỉ

174.925

1.624.495

168.000

2.454.346

+4,12

-33,81

Cô Oét

124.160

739.254

188.764

861.755

-34,22

-14,22

Indonesia

0

345.560

104.560

446.100

*

-22,54

 

Hạt tiêu của Việt Nam chưa có thương hiệu nên đa phần xuất khẩu phải qua trung gian các nước Ấn Độ, Trung Quốc, Mỹ và được dán tem của các doanh nghiệp nước ngoài. Mặc dù chiếm 50% sản lượng xuất khẩu toàn cầu với bình quân hơn 100.000 tấn/năm nhưng hạt tiêu Việt Nam chưa được người tiêu dùng thế giới biết đến.

Cụ thể, năm 2012 giá tiêu đen của Việt Nam thấp hơn giá chung thế giới là 295 USD/tấn và 5 tháng đầu năm 2013 khoảng cách này đã tăng lên 389 USD/tấn. Tiêu trắng của Việt Nam năm 2012 có giá trung bình là 9.299 USD/tấn, thấp hơn giá chung thế giới 89 USD thì thời gian qua chỉ bán được 8.742-8.874 USD/tấn, thấp hơn 450-500 USD.

Hiện nay, trong 6 vùng trọng điểm hạt tiêu là Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đắk Nông, Đắk Lắk và Gia Lai thì duy nhất hạt tiêu Chư Sê (Gia Lai) là có thương hiệu. VPA cho rằng, để hạt tiêu Việt Nam được thế giới biết đến và nâng cao giá trị xuất khẩu xứng tầm thì trước hết là phải xây dựng được thương hiệu, trong đó an toàn vệ sinh thực phẩm là yếu tố quyết định.

VPA cũng đề ra 3 hướng đi mà ngành hạt tiêu cần thực hiện trong thời gian tới, trong đó chủ yếu là chuyển dần xuất khẩu thô qua chế biến sâu:

Thứ nhất, các doanh nghiệp cần có chiến lược và quyết tâm chuyển dần tỷ lệ xuất khẩu tiêu đen sang xuất khẩu tiêu trắng càng cao bao nhiêu thì giá trị mang về cho đất nước càng nhiều bấy nhiêu. Giá xuất bình quân tiêu trắng năm 2012 là 9.176 USD/tấn so với 6.390 USD/tấn tiêu đen. Chênh lệch giá trị giữa 2 loại tiêu này lên tới 70%.

Thứ 2 là cần gia tăng sản xuất tiêu ASTA (theo tiêu chuẩn của Mỹ). Giá tiêu đen do xử lý bằng hơi nước thấp hơn tiêu đạt chuẩn ASTA 200 – 300 USD/tấn. Hiện tỷ lệ tiêu ASTA của Việt Nam xuất khẩu sang các nước Âu, Mỹ chỉ khoảng 15%. Vì thế, việc cần làm là VPA cũng như bản thân mỗi doanh nghiệp phải tích cực hơn trong việc xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường để có thể nâng cao xuất khẩu mặt hàng tiêu ASTA có giá trị cao này lên hơn nữa.

Thứ ba, cần đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng tiêu bột. Không ít doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam chế biến tiêu bột rất thành công. Họ còn nhập khẩu cả tiêu đen các nước vào chế biến tại Việt Nam rồi tái xuất để cung cấp cho nhiều siêu thị trên thế giới.

Theo VPA, đây là điều cần phải có bước chuyển dần để tập trung đầu tư, trong đó việc làm trước hết phải xây dựng cho được thương hiệu và cần nhận thức rằng an toàn vệ sinh thực phẩm là vấn đề hết sức quan trọng. Ngành hàng hạt tiêu còn nhiều vấn đề cần giải quyết, nhiều việc phải làm để hạt tiêu trở thành mặt hàng không chỉ dẫn dắt giá bán mà điều quan trọng hơn là nâng cao giá trị sản phẩm hạt tiêu Việt Nam.

 

Nguồn: Vinanet