Theo số liệu của Cục Hải quan Myanmar, 9 tháng đầu năm 2010 kim ngạch thương mại hàng hóa hai chiều giữa Việt Nam và Myanmar ước đạt 84 triệu USD, tăng 63,5% so với cùng kỳ năm 2009 (Việt Nam xuất khẩu hàng hóa ước đạt 27 triệu USD, tăng 70,7% và nhập khẩu hàng hóa ước đạt 57 triệu USD, tăng 60,3% so với cùng kỳ năm 2009).

Trong 9 tháng đầu năm 2010, Việt Nam là nhà xuất khẩu hàng hóa tới Myanmar đứng thứ 12; sau các nước và vùng lãnh thổ: Trung Quốc, Singapore, Thái Lan, Hàn Quốc, Indonesia, Nhật Bản, Ấn Độ, Malaysia, Australia, Đài Loan, Ả rập Xê út, Việt Nam.

Những mặt hàng chủ yếu mà Việt Nam xuất khẩu tới Myanmar là:

Thép các loại, nguyên - phụ liệu may mặc, thuốc chữa bệnh và thiết bị y tế, xăm lốp các loại, ác quy, vật liệu xây dựng, phân bón hóa học, hóa chất, phụ tùng máy móc, thiết bị điện và điện tử, sản phẩm nhựa, dụng cụ nhà bếp, mỹ phẩm, nguyên - phụ liệu các ngành công nghiệp khác, văn phòng phẩm, tấm lợp bằng nhựa, thực phẩm chế biến, nguyên - phụ liệu ngành công nghiệp thực phẩm, ôtô, thiết bị khoan mỏ, máy văn phòng, màn chống muỗi, quần áo, thuốc trừ sâu, thiết bị nội thất, nguyên liệu sản xuất xà phòng, cửa làm bằng nhựa, dụng cụ gia đình, cân đĩa, sản phẩm thủy tinh,…

Ước Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực của Việt Nam tới Myanmar tháng 9 và 9 tháng đầu năm 2010:

Đơn vị tính: USD

Hàng hóa
Ước tháng 9 năm 2010
Ước 9 tháng đầu năm 2010
Ghi chú
Thép các loại
800.000
7.000.000
 
Nguyên – phụ liệu may mặc
700.000
5.500.000
 
Thuốc chữa bệnh và thiết bị y tế
 
300.000
 
2.600.000
 
Xăm lốp các loại
300.000
2.600.000
 
Ác quy
200.000
1.400.000
 
Vật liệu xây dựng
200.000
1.400.000
 
Phân bón hóa học
200.000
1.200.000
 
Hóa chất
200.000
800.000
 
Phụ tùng máy móc
200.000
800.000
 
Thiết bị điện và điện tử
100.000
700.000
 
Sản phẩm nhựa
50.000
450.000
 
Dụng cụ nhà bếp
50.000
400.000
 
Mỹ phẩm
50.000
400.000
 
Nguyên - phụ liệu các ngành công nghiệp khác
 
150.000
 
350.000
 
Văn phòng phẩm
50.000
150.000
 
Tấm lợp bằng nhựa
30.000
150.000
 
Thực phẩm chế biến
30.000
150.000
 
Nguyên - phụ liệu ngành công nghiệp thực phẩm
 
50.000
 
150.000
 
Ô tô
20.000
120.000
 
Thiết bị khoan mỏ
10.000
80.000
 
Máy văn phòng
20.000
70.000
 
Màn chống muỗi
20.000
70.000
 
Quần áo
70.000
70.000
 
Thuốc trừ sâu
10.000
70.000
 
Thiết bị nội thất
20.000
70.000
 
Nguyên liệu sản xuất xà phòng
 
50.000
 
50.000
 
Cửa làm bằng nhựa
10.000
50.000
 
Dụng cụ gia đình
5.000
35.000
 
Cân đĩa
5.000
20.000
 
Sản phẩm thủy tinh
20.000
20.000
 
Tổng kim ngạch xuất khẩu
 
 
 
Ước tính theo số liệu của
Cục Hải quan Myanmar
 
4.000.000
 
27.000.000
 
 
Ước tính theo số liệu của
Tổng Cục Hải quan
Việt Nam
 
 
5.000.000
 
 
30.000.000
 
 
 

Trong 9 tháng đầu năm 2010, Việt Nam là nhà nhập khẩu hàng hóa từ Myanmar đứng thứ 10; sau các nước và vùng lãnh thổ: Thái Lan, Hongkong, Ấn Độ, Trung Quốc, Singapore, Malaysia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Bangladesh, Việt Nam.

Những mặt hàng chủ yếu mà Việt Nam nhập khẩu từ Myanmar là:

Gỗ và lâm sản (gỗ tròn các loại, gỗ Teak tròn, gỗ cao su, gỗ xẻ các loại,…); Mủ cao su thiên nhiên; Nông sản (đậu xanh, đậu đen,…); Đồng Cathodes; Thủy sản (cua biển sống, cá khô, tôm hùm, cá biển đông lạnh, sò huyết,…); Kim khâu; Dây thép; Thịt các loại; Thức ăn nuôi cá; Da bò; Nguyên - phụ liệu hàng dệt may; Gừng khô;...

Ước Kim ngạch nhập khẩu một số mặt hàng chính của Việt Nam từ Myanmar tháng 9 và 9 tháng đầu năm 2010:

Đơn vị tính: USD

Hàng hóa

Ước tháng 9 năm 2010

Ước 9 tháng đầu năm 2010

Ghi chú
Gỗ tròn các loại
3.000.000
22.000.000
 
Mủ cao su
1.000.000
9.000.000
 
Đậu xanh
1.000.000
7.000.000
 
Gỗ Teak tròn
500.000
6.500.000
 
Đậu đen
500.000
3.500.000
 
Đồng Cathodes
500.000
2.500.000
 
Cua biển sống
300.000
1.400.000
 
Cá khô
150.000
900.000
 
Kim khâu
100.000
900.000
 
Tôm hùm
100.000
800.000
 
Dây thép
100.000
700.000
 
Cá biển đông lạnh
100.000
600.000
 
Sò huyết
50.000
300.000
 
Thịt các loại
20.000
80.000
 
Thức ăn nuôi cá
15.000
60.000
 
Da bò
10.000
50.000
 
Nguyên - phụ liệu hàng dệt may
 
10.000
 
40.000
 
Gừng khô
5.000
20.000
 
Gỗ xẻ S4S
5.000
20.000
 

Tổng kim ngạch nhập khẩu

 
 
 
Ước tính theo số liệu của
Cục Hải quan Myanmar
 
8.000.000
 
57.000.000
 
 
Ước tính theo số liệu của
Tổng Cục Hải quan
Việt Nam
 
 
9.000.000
 
 
80.000.000
 
 
 
(TTNN)

Nguồn: Vinanet