(VINANAET) - Kết thúc năm 2013, xuất khẩu sắt thép của Việt Nam tăng cả về lượng và trị giá so với năm 2012, tăng lần lượt 14,29% và 9,65% tương ứng với 2,2 triệu tấn và 1,8 tỷ USD.

Báo cáo của Tổng Công ty Thép Việt Nam cho biết, năm 2013, tổng sản lượng phôi thép đạt gần 1,2 triệu tấn, giảm 5,6% so với cùng kỳ. Tiêu thụ hơn 207.000 tấn, giảm hơn 17% so với cùng kỳ. Tiêu thụ thép cán đạt hơn 2 triệu 390.000 tấn, chỉ đạt 95% kế hoạch đề ra.

Các thị trường chính nhập khẩu sắt thép của Việt Nam trong năm 2013 là Cămpuchia, Indonesia, Philippin, Malaixia, Thái Lan, Lào… trong đó Cămpuchia là thị trường chiếm thị phần lớn, chiếm 28,3%, đạt 634,7 nghìn tấn, trị giá 431,2 triệu USD, tăng 20,91% về lượng và tăng 11,33% về trị giá so với năm trước.

Theo Tổng Công ty Thép Việt Nam, sang năm 2014, TCT tiếp tục tổ chức lại hệ thống phân phối điện, nâng cao năng lực cạnh tranh; đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Cămpuchia, tìm kiềm thị trường xuất khẩu mới.

Thị trường nhập khẩu thứ hai sau Cămpuchia là Indonesia với lượng xuất 384,2 nghìn tấn, trị giá 325,8 triệu USD tăng 14,32% về lượng và tăng 12,76% về trị giá so với năm 2012…

Đáng chú ý xuất khẩu sắt thép sang thị trường Ucraina chỉ có 1,1 nghìn tấn, trị giá 2,7 triệu USD, nhưng lại là thị trường có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất, tăng 141,7582% về lượng và tăng 119,84101% về trị giá so với năm trước.

Nhìn chung, năm 2013, xuất khẩu sắt thép sang thị trường có tốc độ tăng trưởng dương về kim ngạch chiếm 50%.

Thống kê sơ bộ của TCHQ về xuất khẩu sắt thép các loại năm 2013

Thị trường
XK 12T/2013
XK 12T/2013
% so sánh
Lượng (tấn)
Trị giá
(USD)
Lượng (tấn)
Trị giá
(USD)
Lượng
Trị giá
Tổng KN
2.238.231
1.800.458.179
1.958.297
1.941.984.913
14,29
14,29
Cămpuchia
634.785
431.243.522
525.009
387.355.121
20,91
11,33
Indonesia
384.249
325.816.100
336.105
288.948.378
14,32
12,76
Philippin
342.497
186.091.881
331.696
195.219.614
3,26
-4,68
Malaixia
240.376
198.102.964
172.783
156.924.185
39,12
26,24
Thái Lan
230.942
221.802.939
187.996
177.525.426
22,84
24,94
Lào
133.583
103.144.211
128.717
108.044.557
3,78
-4,54
Hàn Quốc
32.076
39.991.783
23.124
30.904.723
38,71
29,40
Singapore
26.790
24.405.396
52.901
48.045.612
-49,36
-49,20
Oxtraylia
18.434
16.734.461
6.765
7.301.210
172,49
129,20
Italia
18.254
34.586.485
10.667
26.021.418
71,13
32,92
Trung Quốc
16.358
20.952.576
16.220
18.911.561
0,85
10,79
Tiểu vương quốc A rập thống nhất
16.247
17.344.664
9.834
10.421.807
65,21
66,43
Hoa Kỳ
14.834
20.604.924
12.708
20.274.683
16,73
1,63
Mianma
13.958
11.528.647
10.648
10.598.396
31,09
8,78
Đài Loan
10.222
17.712.402
12.235
20.160.005
-16,45
-12,14
Băngladet
8.300
7.968.098
21.829
15.640.717
-61,98
-49,06
Ấn Độ
8.114
13.516.846
44.368
42.447.020
-81,71
-68,16
Thổ Nhĩ Kỳ
4.923
9.634.931
10.398
14.912.072
-52,65
-35,39
Nhật Bản
4.586
6.369.664
4.666
6.732.811
-1,71
-5,39
Nga
4.253
7.668.008
4.553
7.141.124
-6,59
7,38
Bỉ
2.722
6.155.751
373
944.314
629,76
551,88
Hồng Kông
2.314
2.421.334
1.036
1.735.738
123,36
39,50
Anh
1.503
2.060.873
2.002
3.632.386
-24,93
-43,26
Ucraina
1.100
2.744.216
455
1.248.273
141,7582
119,84101
Ai Cập
848
1.603.806
1.014
2.099.445
-16,37
-23,61
Tây Ban Nha
705
1.231.422
755
1.145.505
-6,62
7,50
Braxin
132
114.274
398
609.060
-66,83
-81,24
Đức
110
294.981
167
439.633
-34,13
-32,90

Nhu cầu tiêu thụ thép của xã hội chưa phục hồi, hoạt động đầu tư xây dựng trong nước suy giảm mạnh, giá bán giảm thấp nhất trong 3 năm trở lại đây. Trong khi đó, các yếu tố đầu vào như điện, gas, xăng dầu đều tăng giá nên tác động lớn đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp ngành thép. Trong năm qua, hiệu quả hoạt động công ty mẹ còn thấp, chưa có lãi. Tổng Giám đốc Tổng Công ty Thép Việt Nam cho biết, nhiều doanh nghiệp phải nỗ cắt giảm chi phí, trong đó điển hình như Công ty Gang thép Thái Nguyên giảm tiêu hao dầu FO từ 6 – 8kg/tấn, làm lợi hàng chục tỷ đồng; Công tyThép miền Nam đạt chỉ tiêu tiêu hao dầu xuống dưới 20kg dầu/tấn…nhờ đó giảm chi phí sản xuất và giá thành, tăng được sức cạnh tranh, giữ được thị phần.

Nhận định về thị trường thép năm 2014, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Thép Việt Nam cho rằng: “Với cung vượt hơn 2 lần cầu, năm 2014 tiếp tục khó khăn và cần phải nỗ lực hơn nữa. Bên cạnh cung vượt cầu còn phải cạnh tranh hàng nhập khẩu, đặc biệt là thép giá rẻ Trung Quốc. Kế hoạch 2014 phấn đấu các doanh nghiệp phải có lãi. Do đó, cần tăng cường quản trị hệ thống, người đại diện vốn, chấn chỉnh hoạt động của đơn vị bị lỗ. Đồng thời, đổi mới hoạt động sản xuất kinh doanh; tái cơ cấu hệ thống, đặc biệt là công ty mẹ để nâng cao hiệu quả hoạt động”.

Bước sang năm 2014, tiếp tục là năm khó khăn của các doanh nghiệp ngành thép khi tình hình tiêu thụ sản phẩm không có đột biến. Bởi vậy, tìm kiếm thị trường xuất khẩu là phương án cần phải tính đến.

Theo Bộ Công Thương, tình hình sản xuất và tiêu thụ thép trong nước năm 2013 và cả giai đoạn 2011-2013 gặp rất nhiều khó khăn do mất cân đối về cung - cầu. Cụ thể, kể từ khi thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ trong việc cắt giảm đầu tư công, tạm dừng, hoãn các công trình chưa thật cần thiết (năm 2011), nhu cầu tiêu thụ thép trong nước vẫn ở mức thấp, không ổn định.

Việc thép nhập khẩu giá rẻ từ Trung Quốc tràn vào ngày càng nhiều và cạnh tranh gay gắt với sản phẩm thép trong nước cũng gây khó khăn lớn cho các doanh nghiệp, nhất là thép hợp kim có chứa nguyên tố Bo nhập khẩu từ Trung Quốc làm cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước phải giảm sản lượng, sản xuất cầm chừng. Nhiều doanh nghiệp có thời điểm sản xuất chỉ đạt 40 - 50% công suất, làm tăng chi phí cố định trên mỗi tấn sản phẩm. Các doanh nghiệp thép phải cố gắng giữ giá thấp sát với giá thành để tăng sức cạnh tranh, đồng thời đối phó với sức ép cạnh tranh đến từ thép nhập khẩu.

Theo dự báo của Bộ Công Thương, năm 2014 và 2015 tình hình thị trường thép được dự báo sẽ không có đột biến đáng kể, dự kiến sản lượng toàn ngành thép năm 2014 - 2015 chỉ tăng khoảng 2-3% so với năm 2013, đáp ứng đủ nhu cầu thép trong nước và xuất khẩu. Nhu cầu tiêu thụ thép trong năm 2014 cũng không có đột biến, chỉ tăng 2-3% so với năm trước. Do vậy, những năm tới, ngành thép cần tiếp tục tập trung đầu tư năng lực sản xuất phôi thép nhằm tăng tính chủ động về nguồn nguyên liệu, giảm phụ thuộc vào nguồn phôi nhập khẩu.

Với việc hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, hàng rào thuế quan của Việt Nam phải giảm dần theo lộ trình cam kết WTO và AFTA; thép nhập khẩu từ Trung Quốc và các nước trong khu vực ASEAN với ưu thế về giá rẻ sẽ càng tạo thêm áp lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nước; các doanh nghiệp thép lại phải đối mặt với các vụ kiện chống phá giá tại một số quốc gia. Do đó, ngành thép cần đẩy mạnh đầu tư nghiên cứu, xây dựng kế hoạch đổi mới công nghệ sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như tích cực tìm kiếm thị trường xuất khẩu tiềm năng trong khu vực cũng như trên thế giới.

NG.Hương

Nguồn: Vinanet/Hải Quan, VOV

Nguồn: Vinanet