(VINANET) - Hai tháng đầu năm 2014, Việt Nam nhập khẩu phân bón từ 16 thị trường trên thế giới, với lượng nhập 488,3 nghìn tấn, trị giá 153,8 triệu USD, giảm 3,18% về lượng và giảm 27,16% về trị giá so với cùng kỳ năm 2013.

Nguồn cung chính phân bón cho Việt Nam là các thị trường Trung Quốc, Nga, Nhật Bản, Canada, Đài Loan, Hàn Quốc, Indonesia… trong đó Trung Quốc là nguồn cung chính, chiếm 51,1% trong tổng lượng phân bón nhập khẩu, đạt kim ngạch 76,8 triệu USD, tăng 50,68% về lượng và tăng 13,15% về trị giá so với 2 tháng năm 2013.

Các chủng loại phân bón được nhập về từ thị trường Trung Quốc trong 2 tháng đầu năm là phân đạm, phân Ure, phân DAP, Phân Kali, Phân SA, Phân NPK… với phương thức thanh toán CIF, tại cảng Hải Phòng, Hồ Chí Minh,….

Tham khảo giá nhập khẩu một số chủng loại phân bón từ thị trường Trung Quốc trong 2 tháng năm 2014 - ĐVT: USD/Tấn

Chủng loại
Đơn giá
Cảng, cửa khẩu
PTTT

Phân đạm SA( AMMONIUMSULPHATE),(NH4)2SO4 ,Hàm l­ợng N >=20,5%, S>=24%, Độ ẩm <=1%, Đóng bao 50kg, Do TQSX. Hàng đ­ợc phép NK theo TT số 85/2009/TT-BNNPTNT ngày 30/12/2009.

114
Cảng Hải Phòng
CIF

Phân Bón CALCIUM BORON

310
Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh)
CIF

Phân UREA (nitrogen 46% min)

358
Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh)
CIF

PHÂN BóN CAXI BO ( N= 15,5% - CaO = 26% - B= 0,3%)

365
Cảng Vict
CFR

Phân bón dùng trong nông nghiệp DAP (NH4)2H2PO4 Hàm l­ợng Nitrogen: 18% Min,P2O5: 46% Min, in bulk

428 ,50
Cảng Khánh Hội (Hồ Chí Minh)
CFR

Phân bón MONO AMMONIUM PHOSPHATE (MAP 99%)

960
Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh)
CIF

Phân bón MONOAMMONIUM PHOSPHATE (MAP 12-61-0)

0 ,87
Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh)
CIF

Phân đạm SA( AMMONIUMSULPHATE),(NH4)2SO4 ,Hàm l­ợng N >=20,5%, S>=24%, Độ ẩm <=1%, Đóng bao 50kg, Do TQSX. Hàng đ­ợc phép NK theo TT số 85/2009/TT-BNNPTNT ngày 30/12/2009.

114
Cảng Hải Phòng
CIF

Nguyên liệu sản xuất phân bón HUMIC ACID 40%

190
Cảng Vict
CIF

Phân đạm UREA (NH2)2CO. ( N >= 46% ). Đóng bao 50 kg/bao. Do TQSX

338 ,33
Cửa khẩu Bát Sát (Lao Cai)
DAT

Phân Di Ammonium Phosphate (DAP).N>=16%. P205>= 44%. Đóng bao quy cách 50kg/bao . Do TQSX.

439 ,91
Cửa khẩu Bát Sát (Lao Cai)
DAP

Phân bón hỗn hợp NPK: 15-5-20+4S+TE

540
Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh)
CIF

Nguyên liệu phân bón Humate Urea, đóng gói 25kg/bao

620
Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh)
CIF

Nguyên liệu phân bón Super Potassium Humate, đóng gói 25kg/bao

690
Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh)
CIF

Ammonium sulphate (Phân Đạm SA) dạng bột , CT hóa học (NH4)2SO4 hàm l­ợng Ni tơ N>=20,5%, S>=24%, đóng bao 50kg/bao, xuất xứ Trung Quốc

125
Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh)
CIF

Phân đạm UREA, công thức hóa học (NH2)2CO; thành phần Ni tơ>=46.4%. Trên bao bì ghi nhãn hiệu chữ Trung Quốc

332 ,76
Cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh)
DAF

Phân bón Kaly (MOP) hàng rời; Hàm l­ợng: K20: 60% Min, Độ ẩm: 1% Max;

350
Cảng Cửa Lò (Nghệ An)
CFR

Nguyên liệu phân bón Potassium Humate, đóng gói 25kg/bao

388
Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh)
CFR

Phân DAP (NH4)2HPO4 , N >= 18%, P2O5 >= 46%. Đóng bao 50kg/bao. Do TQSX

470 ,85
Cửa khẩu Bát Sát (Lao Cai)
DAT

Phân bón NPK 10-10-26 ( Quy cách đóng bao 50kg/bao) (

556 ,76
Cửa khẩu Bát Sát (Lao Cai)
DAF

Phân Kali Sunfate ( K2SO4 ), K2O >=51 %, Cl <=1,5%. Đóng bao 50 kg/bao. Do TQSX

612 ,93
Cửa khẩu Bát Sát (Lao Cai)
DAT
(Nguồn số liệu: TCHQ)

Thị trường có lượng nhập khẩu lớn thứ sau Trung Quốc là Nga với 56,6 nghìn tấn, trị giá trên 20 triệu USD, tăng 46,29% về lượng và tăng 28,26% về trị giá; kế đến là thị trường Nhật Bản 47,3 nghìn tấn, trị giá 7,2 triệu USD, tăng 16,77% về lượng nhưng giảm 21,33% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

Một điểm đáng chú ý, hai tháng đầu năm 2014, Việt Nam nhập khẩu phân bón có thêm thị trường Indonesia 3,3 nghìn tấn, trị giá 1,1 triệu USD; Đức trên 1 triệu tấn, trị giá 563,6 nghìn USD và Singapore 2 tấn, trị giá 35,4 ngìn USD.

Thống kê sơ bộ của TCHQ về thị trường nhập khẩu phân bón 2 tháng đầu năm 2014 – ĐVT: USD

 
Nhập khẩu 2T/2014
Nhập khẩu 2T/2013
% so sánh
Lượng
Trị giá
Lượng
Trị giá
Lượng
Trị giá
Kim ngạch
488.353
153.874.570
504.380
211.238.801
-3,18
-27,16
Trung Quốc
249.702
76.828.915
165.715
67.898.288
50,68
13,15
Nga
56.609
20.083.029
38.696
15.658.413
46,29
28,26
Nhật Bản
47.373
7.231.187
40.569
9.191.657
16,77
-21,33

Canada

25.817
9.017.727
39.591
18.559.758
-34,79
-51,41
Đài Loan
19.208
3.339.391
3.352
1.507.543
473,03
121,51
Hàn Quốc
6.714
3.825.568
45.692
10.368.883
-85,31
-63,11
Bỉ
2.206
1.458.977
2.834
1.821.652
-22,16
-19,91
Nauy
2.057
808.174
4.623
2.166.312
-55,51
-62,69
Malaixia
1.493
499.914
491
224.989
204,07
122,19
Thái Lan
1.278
1.161.054
408
271.270
213,24
328,01
Ấn Độ
1.003
2.051.454
815
2.495.040
23,07
-17,78
Hoa Kỳ
660
697.931
388
956.993
70,10
-27,07
Philippin
444
261.138
57.269
29.593.695
-99,22
-99,12

Hiện nay, các loại phân bón nhập lậu, giả, kém chất lượng chủ yếu là phân urê, kali và NPK. Trong đó, hành vi vi phạm phổ biến là thiếu hàm lượng các chất dinh dưỡng trong phân bón so với tiêu chuẩn công bố.

Các nhà máy sản xuất phân bón của Việt Nam đang phải đối mặt với những vấn đề về phân bón nhập khẩu nhất là phân urê có nguồn gốc từ Trung Quốc có giá bán thấp hơn so với giá urê sản xuất trong nước tràn vào Việt Nam cùng với đó là tình trạng phân bón giả, kém chất lượng vẫn còn diễn biến phức tạp... khiến thị trường phân bón cạnh tranh không lành mạnh, khó kiểm soát.

Việc phân bón nhập lậu, kém chất lượng đang hoành hành trên thị trường không chỉ gây tác hại cho cây trồng, tước đoạt mồ hôi, công sức của nông dân mà còn làm rối loạn thị trường, thiệt hại nghiêm trọng đến thương hiệu các nhà sản xuất, kinh doanh phân bón khác.

Theo đánh giá của Chính phủ (tháng 3/2014) nạn phân bón giả và kém chất lượng vẫn tiếp tục xuất hiện ở cả ba khâu: Sản xuất, lưu thông trên thị trường và nhập khẩu. Tại khâu sản xuất gian thương tiến hành sản xuất phân bón giả từ các nguyên liệu như đất sét, bột đá, tạp chất rồi dán mác giả hoặc đóng gói bao bì nhái của các công ty sản suất kinh doanh phân bón. Trong lưu thông phân bón giả kém chất lượng được các gian thương thực hiện với thủ đoạn rút ruột, trộn tạp chất nhằm tăng lợi nhuận. Phân bón giả cũng được vận chuyển luồn lách và nhập lậu từ Trung Quốc xâm nhập vào thị trường.

Theo Hiệp hội phân bón Việt Nam, phân bón nhái nhãn mác tại một số công ty, tổ hợp nhỏ lẻ nơi vùng sâu, vùng xa bên cạnh các khu công nghiệp vẫn tung hoành hoạt động. Cụ thể là một số công ty tại các tỉnh, thành phố như Yên Bái, Hải Phòng, Thanh Hóa, Bình Dương, Bình Phước, Ðác Nông, Ðồng Nai, Phú Yên... đã in nhãn mác của các công ty: Phân bón Bình Ðiền, Supe Phốt phát Lâm Thao, Phân bón miền Nam, Tập đoàn Năm sao... Ngoài bao bì ghi NPK: 16,16, 8, 13, tổng hàm lượng 53% dinh dưỡng, nhưng khi cơ quan quản lý thị trường kiểm định thì chất lượng sản phẩm chỉ còn NPK: 1,4%, P2O5, 0,6%, k2O: 0,03% và S:1,5%, tổng hàm lượng dinh dưỡng chỉ còn 2,99%... không khác nào đem đất chỗ này mang đến nơi khác bán cho nông dân.

Để tránh người nông dân mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng, Tổng thư ký Hiệp hội Phân bón Việt Nam khuyến cáo bà con nên chọn mua phân bón của các công ty có thương hiệu, uy tín và tại các đại lý lớn để tránh mua phải hàng nhái, hàng giả, kém chất lượng.

Cùng với đó, Bộ Công thương đang xây dựng dự thảo Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động hóa chất, phân bón, vật liệu nổ công nghiệp, hành vi sản xuất, gia công phân bón giả. Ðặc biệt, nếu sản xuất, gia công phân bón giả có giá trị tương đương với hàng thật đến 40 triệu đồng thì mức xử phạt được đề xuất áp dụng là từ 60 đến 70 triệu đồng. Và mức xử phạt cao nhất được áp dụng đối với hành vi này là từ 120 đến 150 triệu đồng, áp dụng đối với hành vi sản xuất, gia công phân bón giả có giá trị tương đương với hàng thật từ 100 triệu đồng trở lên...

NG.Hương

Nguồn: Vinanet/vinachem.com.vn,Báo Quân đội Nhân Dân online

Nguồn: Vinanet