(VINANET) - Năm 2013 được cho là một năm thành công với ngành gỗ khi kim ngạch xuất khẩu đạt mức cao nhất từ trước tới nay. Sang năm 2014, mục tiêu xuất khẩu gỗ đạt 6,2 tỷ USD là hoàn toàn khả thi khi các doanh nghiệp đã ký được hơn 3 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ và dự kiến nhiều Hiệp định song phương, đa phương được ký kết sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho ngành này.

Hai tháng đầu năm, Việt Nam đã thu về 920 triệu USD về xuất khẩu gỗ và sản phẩm, tăng 24,91% so với cùng kỳ năm trước, tính riêng tháng 2/2014, xuất khẩu gỗ và sản phẩm lại giảm so với tháng 1/2014, giảm 28,8%, tương đương với 379,7 triệu USD.

Việt Nam xuất khẩu gỗ và sản phẩm sang 36 thị trường trên thế giới. Tiếp đà tăng trưởng từ năm 2013, sang 2 tháng đầu năm 2014 Hoa Kỳ vẫn dẫn đầu là thị trường có kim ngạch cao nhất, chiếm 31,8% thị phần, đạt kim ngạch 292,7 triệu USD, tăng 19,85% so với 2 tháng năm 2013.

Đối với vị trường Trung Quốc, 3 năm gần đây, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ vào thị trường này tăng mạnh, hai tháng 2014, Trung Quốc chỉ đứng thứ hai về kim ngạch sau Hoa Kỳ, đạt kim ngạch 190,2 triệu USD, tăng 57,88%.

Theo Tổng thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, tuy Trung Quốc là thị trường có tốc độ tăng trưởng lớn, nhưng chủ yếu họ nhập khẩu sản phẩm thô là chính, với công nghệ thấp và mua sản phẩm giá rẻ của người trồng rừng ở Phú Thọ, Lào Cai, Yên Bái… Đây là điều cần lưu ý vì nó tác động mạnh tới người trồng rừng và chế biến gỗ. Hơn nữa, nếu như chúng ta không có chính sách đặc biệt với thị trường Trung Quốc thì việc đảm bảo gỗ 100% hợp pháp với thị trường này rất phức tạp.

Đứng thứ ba là thị trường Nhật Bản đạt 134 triệu USD, tăng 22,37%...

Nhìn chung, hai tháng đầu năm nay, xuất khẩu gỗ và sản phẩm sang các thị trường đều có tốc độ tăng trưởng dương, số này chiếm gần 60% thị phần. Thị trường có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất là Malaixia,tăng 148,69%, tương đương với 7,2 triệu USD.

Thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan về thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm 2 tháng 2014 – ĐVT: USD

 
KNXK 2T/2014
KNXK 2T/2013
% so sánh
tổng KN
920.035.621
736.579.241
24,91
HoaKỳ
292.796.686
244.311.064
19,85
Trung Quốc
190.274.734
120.515.994
57,88
Nhật Bản
134.051.258
109.545.248
22,37
Hàn Quốc
61.716.172
39.568.994
55,97
Anh
40.338.178
34.005.612
18,62
Đức
22.929.227
24.208.612
-5,28
Pháp
18.969.974
21.597.772
-12,17

Canada

17.801.687
16.657.901
6,87
hongkong
16.497.834
10.672.905
54,58
Oxtrâylia
16.056.753
14.933.051
7,52
Đài Loan
11.678.050
7.807.154
49,58
HàLan
9.622.464
11.654.965
-17,44
Malaixia
7.258.547
2.918.719
148,69
Italia
6.758.153
8.067.315
-16,23
ẤnĐộ
5.871.551
7.751.751
-24,26
Bỉ
5.508.955
5.925.730
-7,03
Thuỵ Điển
4.831.804
6.517.449
-25,86
Tây Ban Nha
4.145.844
3.051.074
35,88
Thổ Nhĩ Kỳ
4.119.475
2.813.438
46,42
Đan Mạch
3.849.177
3.348.455
14,95
A rập Xêut
3.279.137
1.795.303
82,65
Ba Lan
3.215.340
3.025.141
6,29
Xingapo
2.857.449
4.182.084
-31,67
Tiểu Vương quốc A rập Thống nhất
2.032.835
2.142.656
-5,13
Nga
1.935.937
1.303.134
48,56
TháiLan
1.571.799
1.390.546
13,03
Thuỵ Sỹ
1.304.897
1.552.146
-15,93
Nauy
1.049.865
1.927.544
-45,53

Nam Phi

984.616
799.049
23,22
Áo
903.181
847.364
6,59
Phần Lan
894.330
1.295.964
-30,99
Hy Lạp
711.578
957.454
-25,68
Séc
690.895
754.864
-8,47
Mêhicô
667.840
293.895
127,24
Cămpuchia
578.743
947.669
-38,93
Bồ Đào Nha
378.176
576.692
-34,42
Hungari
298.021
247.977
20,18
Ucraina
62.562
177.047
-64,66

Khi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) thông qua sẽ mang lại nhiều cơ hội cho doanh nghiệp gỗ.

Để đón đầu cơ hội này, Tổng thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho rằng, các doanh nghiệp phải chuẩn bị để thích nghi, trong đó có rất nhiều thị trường lớn mà chúng ta đang xuất khẩu như Mỹ, Nhật Bản, Australia, New Zealand, Canada.

Có một điều chắc chắn là nếu chúng ta mua gỗ ngoài khối TPP (bao gồm 12 nước đang tham gia đàm phán) thì gỗ đó sau khi sản xuất, xuất khẩu sang các nước nội khối TPP sẽ phải chịu 2 rủi ro lớn, gồm thuế suất rất cao sự giám sát tính pháp lý của gỗ cũng rất khắt khe.

Hiện Việt Nam mua gỗ của khoảng gần 40 quốc gia trên thế giới và xuất khẩu cho các nước như Mỹ, EU, Nhật Bản, New Zealand, Canada… Nếu mua gỗ trong khối này thì thuế suất bằng 0%. Nhưng vấn đề ở chỗ liệu họ có đủ nguồn gỗ cung cấp cho ta? Những điểm đó các doanh nghiệp trong Hiệp hội đang tính toán.

Điều quan trọng hơn còn là sự cạnh tranh khốc liệt từ sản phẩm gỗ nhập khẩu của các thị trường này rất lớn, kỹ thuật và quản trị kinh doanh rất cao, khoảng cách trình độ của ta so với họ còn rất xa. Chính vì vậy, kỹ năng sản xuất, năng suất lao động cũng như mẫu mã, chất lượng sản phẩm của ta sẽ như thế nào để cạnh tranh với họ.

NG.Hương

Nguồn: Vinanet/Chinhphu.vn

Nguồn: Vinanet