(VINANET) Ngành dệt may là một trong những điểm sáng trong bức tranh xuất khẩu của Việt Nam năm 2014. Trong 11 tháng đầu năm 2014 kim ngạch đã đạt 18,96 tỷ USD, tăng 16,9% so với cùng kỳ năm 2013. Giá đơn hàng dệt may xuất khẩu của năm 2014 thấp hơn năm 2013 bởi giá tất cả nguyên liệu chính đều giảm, trong khi kim ngạch lại tăng, chứng tỏ sản lượng của ngành tăng ở mức khá.

Sự tăng trưởng mạnh mẽ về giá trị xuất khẩu đã đẩy mạnh cán cân thương mại của ngành về hướng xuất siêu. Với giá trị xuất khẩu bình quân đạt 1,955 tỷ USD/tháng, các chuyên gia cho rằng, năm 2014, ngành dệt may có khả năng vượt kế hoạch xuất khẩu từ 0,5-1 tỷ USD, tăng trưởng 15-16% so với mục tiêu 12% đã đề ra. Riêng Tập đoàn Dệt may Việt Nam cũng dự kiến xuất khẩu đạt 3,4 tỷ USD giá trị hàng hóa.

Những thị trường chính đóng góp vào sự tăng trưởng của hàng dệt may trong 11 tháng đầu năm 2014 tiếp tục gồm: Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc,... Trong đó, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của dệt may Việt Nam, kim ngạch đạt 8,85 tỷ USD, chiếm 46,7% tổng kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng này, tăng 13,9% so với cùng kỳ năm trước. Đứng thứ hai là thị trường Nhật Bản, đạt 2,38 tỷ USD, tăng 12,6%, chiếm 12,6%. Thị trường Hàn Quốc đứng thứ 3 về kim ngạch đạt 1,95 tỷ USD, chiếm 10,3%, tăng 30,0% so với cùng kỳ năm trước.

Bên cạnh các thị trường truyền thống, trong năm 2014 còn có một số thị trường mới nổi cũng đóng góp rất lớn vào kim ngạch xuất khẩu của ngành. Đầu tiên là thị trường Trung Quốc, năm 2014 dự kiến Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này khoảng 2,2 tỷ USD. Tiếp đến là thị trường Canada với kim ngạch ước đạt 800 triệu USD. Năm 2015, Canada có thể góp mặt vào nhóm thị trường nhập khẩu vượt 1 tỷ USD của ngành. Thị trường Nga cũng được đánh giá là thị trường mới nổi rất quan trọng với ngành dệt may Việt Nam. Năm 2014, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này ước đạt 300 triệu USD.

Nhìn chung, xuất khẩu dệt may của Việt Nam trong 11 tháng đầu năm 2014 sang hầu hết các thị trường đều đạt mức tăng trưởng về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó đáng chú ý là xuất khẩu sang thị trường Senegal, tuy kim ngạch chỉ đạt 14,13 triệu USD nhưng có kim ngạch tăng mạnh nhất, tăng tới 8.462,0%. Ngoài ra, một số thị trường cũng đạt mức tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm trước gồm: Chi Lê tăng 224,7%; Australia tăng 49,7%; UAE tăng 46,5%; Hà Lan tăng 47,9%; Philippines tăng 38,8%.

Triển vọng tốt trong năm 2015

Năm 2015 được đánh giá là năm thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam. Phân tích sâu về cơ hội tại các thị trường, ông Lê Tiến Trường – Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may cho biết: Triển vọng tăng trưởng kim ngạch ngay tại các thị trường truyền thống của ngành còn rất lớn. Như thị trường EU, đây là thị trường liên tục được mở rộng về quy mô. Việt Nam cũng mới chỉ chiếm khoảng 1% tổng giá trị nhập khẩu hàng dệt may của thị trường này. Bên cạnh đó, khi FTA Việt Nam - EU được ký kết, thuế từ 12% về 0% sẽ tạo ra sức cạnh tranh lớn cho hàng dệt may xuất khẩu vào thị trường này. Theo đó, EU tiếp tục là thị trường trọng điểm của dệt may Việt Nam trong thời gian tới.

Tương tự, ưu đãi về thuế do Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) mang lại cũng là yếu tố thuận lợi cho các doanh nghiệp mở rộng thị phần tại thị trường Mỹ. Hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ hiện chịu thuế suất khoảng 17-18%, khi TPP được ký kết thuế suất này sẽ giảm dần xuống 0%. Những năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào Mỹ luôn tăng 12-13%/năm, trong khi Mỹ nhập khẩu hàng dệt may của thế giới chỉ tăng 3%, tức là thị phần của chúng ta tại thị trường Mỹ đang được cải thiện rất tốt. Hơn nữa, dệt may Việt Nam mới chỉ chiếm khoảng 9% tỷ trọng nhập khẩu hàng may mặc của Mỹ. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Mỹ tăng ngoài lợi thế cạnh tranh còn có sự chờ đợi, đón đầu của các nhà nhập khẩu về hiệp định TPP.

Tại thị trường Nga, thuế quan áp dụng cho hàng dệt may chính ngạch của Việt Nam rất cao và được tính theo trọng lượng của sản phẩm. Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam và Liên minh Hải quan (Nga, Belarus, Kazakhstan) được ký kết vào đầu năm 2015 sẽ cải thiện đáng kể chính sách thuế, hải quan và tạo sức hấp dẫn lớn với doanh nghiệp.

Như vậy có thể nói, năm 2015, triển vọng tăng trưởng xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam khá sáng sủa. Kiên trì với định hướng lựa chọn đơn hàng có kích cỡ trung bình, yêu cầu khó, mang tính thời trang cao nhằm phát huy thế mạnh cạnh tranh về kỹ thuật và tay nghề của người lao động, ngành dệt may Việt Nam đang dần chắc chân trong chuỗi cung ứng của dệt may thế giới.

 Số liệu của TCHQ về xuất khẩu hàng dệt may 11 tháng năm 2014. ĐVT: USD

Thị trường

T11/2014

11T/2014

T11/2014 so với T10/2014 (%)

11T/2014 so với cùng kỳ (%)

Tổng kim ngạch

1.564.548.839

18.967.098.293

-20,0

+16,9

Hoa Kỳ

705.077.879

8.859.981.537

-15,0

+13,9

Nhật Bản

224.984.744

2.384.119.754

-6,7

+9,3

Hàn Quốc

110.514.206

1.962.349.145

-65,7

+30,0

Đức

59.733.472

685.914.817

+1,7

+16,9

Tây Ban Nha

60.045.341

643.314.464

-7,5

+34,5

Anh

51.598.622

527.933.235

+3,0

+22,8

Canada

35.681.418

438.893.822

-11,5

+26,6

Trung Quốc

37.192.228

424.685.030

-14,0

+33,1

Hà Lan

36.931.972

335.371.835

+8,4

+47,9

Đài Loan

17.010.535

194.297.649

-29,7

+5,4

Bỉ

19.772.122

178.047.197

+14,3

+24,1

Italy

21.963.298

176.096.986

+36,0

+33,0

Pháp

12.285.883

161.194.552

-26,6

-1,5

Hồng Kông

17.524.112

160.207.359

+13,3

+31,2

Campuchia

13.032.269

132.526.715

-7,3

+3,3

Nga

9.281.896

125.139.088

-0,6

+2,2

Australia

11.821.421

120.407.787

+2,1

+49,7

UAE

12.051.850

111.356.487

-18,3

+46,5

Mexico

5.918.893

95.553.250

-25,7

+25,7

Chi Lê

8.803.239

91.131.991

+9,2

+224,7

Indonesia

6.753.168

78.546.920

-33,2

-2,0

Đan Mạch

8.071.604

77.649.655

+16,0

-5,9

Thụy Điển

4.111.273

67.162.132

-29,3

+3,9

Thổ Nhĩ Kỳ

5.041.531

62.093.322

+0,4

+6,7

Brazil

5.954.746

61.597.743

+0,6

+29,0

Malaysia

5.918.296

55.311.761

+3,4

+18,1

Ả Rập Xê Út

4.085.876

49.340.437

-3,7

+16,9

Ba Lan

5.468.198

47.012.455

+22,8

+16,9

Singapore

5.519.053

43.736.028

+21,7

+21,4

Pilippine

2.588.840

38.350.496

-33,5

+38,8

Thái Lan

2.886.709

37.975.460

-30,1

-11,4

Băng La dest

3.090.722

25.436.583

+9,5

+30,1

Nam Phi

1.408.727

19.474.265

-30,3

+17,7

Na Uy

1.702.451

19.103.628

+133,9

-0,6

Panama

2.793.183

18.799.032

+79,2

-40,0

Ấn Độ

1.292.234

17.802.613

-17,8

-9,2

Bờ biển Ngà

164.354

17.705.093

-27,2

*

Nigieria

209.231

15.679.709

-58,5

+9,6

Áo

1.535.099

15.624.472

-30,8

+16,9

Phần Lan

1.640.486

14.490.808

+258,3

+25,9

Senegal

104.262

14.133.221

-97,7

+8.462,0

Achentina

1.378.503

14.000.230

+16,4

+0,6

New Zealand

1.511.648

13.912.635

-17,0

+13,8

Séc

114.034

13.814.501

-61,3

-43,5

Israel

1.047.609

13.312.040

+49,9

-5,3

Thụy Sỹ

917.319

12.111.104

-19,9

-2,9

Myanmar

571.947

11.991.903

-40,4

-0,9

Ăng gola

822.654

11.461.272

-48,3

-30,2

Lào

1.389.438

9.493.254

+117,3

+27,8

Hungaria

103.628

6.772.385

-73,6

-14,0

Hy Lạp

602.579

5.918.969

-39,5

-22,7

Ucraina

280.237

5.889.488

-28,9

-47,9

Ai Cập

376.460

4.866.195

-3,0

-2,1

Slovakia

234.662

4.115.902

+404,3

-66,2

Gana

188.677

553.172

+361,0

-83,2

Thủy Chung

Nguồn: Vinanet

Nguồn: Vinanet