Trong bối cảnh Trung Quốc đang bị Mỹ áp thuế chống bán phá giá, các nước xuất khẩu đồ gỗ lớn ở châu Âu chịu ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế nên phải thu hẹp sản xuất, đây được coi là cơ hội lớn cho doanh nghiệp (DN) Việt đẩy mạnh xuất khẩu đồ gỗ...

(VINANET) – Tiếp tục đà suy giảm tốc độ xuất khẩu mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ trong tháng đầu năm, sang tháng 2 kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này giảm so với tháng trước, giảm 32,4%, tương đương với 397,8 triệu USD, tính chung từ đầu năm cho đến hết tháng 2/2015, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm đạt 982,6 triệu USD, tăng 6,81% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó sản phẩm gỗ đạt 695,4 triệu USD, tăng 16,2%, tính riêng tháng 2, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ giảm so với tháng 1, giảm 37,1% với 269,2 triệu USD.

Sản phẩm gỗ của Việt Nam đã có mặt trên 36 thị trường trên thế giới, sang năm 2015 thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam có thêm thị trường New Zealand, nhưng ngược lại thiếu vắng thị trường Hungari và Ucraina so với 2 tháng đầu năm 2014.

Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nhật Bản tiếp tục là những thị trường chính xuất khẩu mặt hàng gỗ và sản phẩm của Việt Nam, chiếm 65,6% tổng kim ngạch. Trong đó Hoa Kỳ - vẫn giữ vị trí hàng đầu, chiếm 35,4% đạt 348,8 triệu USD, tăng 19,14% so với cùng kỳ năm trước.

Là thị trường có vị trí địa lý thuận lợi trong vận chuyển hàng hóa, nhưng Trung Quốc chỉ đứng thứ hai, với kim ngạch 150,2 triệu USD, so với cùng kỳ năm 2014, tốc độ xuất khẩu hàng gỗ và sản phẩm của Việt Nam sang thị trường này giảm, giảm 21,01%.

Thứ ba là thị trường Nhật Bản, đạt 145,7 triệu USD, tăng 8,71%....

Nhìn chung, trong hai tháng đầu năm, tốc độ xuất khẩu hàng gỗ và sản phẩm của Việt Nam sang các thị trường đều có tốc độ tăng trưởng, số thị trường có tốc độ tăng trưởng dương chiếm 61,1%, trong đó xuất khẩu sang thị trường Hy Lạp tăng vượt trội, tăng 154,07% mặc dù kim ngạch chỉ đạt 1,8 triệu USD; thị trường có tốc độ tăng mạnh thứ hai là Thái Lan, tăng 119,12% đạt 3,4 triệu USD.

Số thị trường có tốc độ tăng trưởng âm chiếm 38,8% và xuất khẩu sang thị trường Séc là giảm mạnh nhất, giảm 74,08%; kế đến là Thụy Sỹ giảm 61,92% và Campuchia giảm 45,9%...

Thống kê thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm 2 tháng 2015 – ĐVT: USD

 
2T/2015
2T/2014
% so với cùng kỳ
Tổng KN
982.672.918
920.035.621
6,81
HoaKỳ
348.841.667
292.796.686
19,14
Trung Quốc
150.298.787
190.274.734
-21,01
Nhật Bản
145.729.688
134.051.258
8,71
Hàn Quốc
67.630.824
61.716.172
9,58
Anh
48.762.485
40.338.178
20,88
Đức
25.791.556
22.929.227
12,48

Canada

22.463.097
17.801.687
26,19

Australia

20.388.448
16.056.753
26,98
Pháp
16.561.985
18.969.974
-12,69
HàLan
14.337.469
9.622.464
49,00
Đài Loan
10.533.048
11.678.050
-9,80
hongkong
9.699.896
16.497.834
-41,21
Italia
7.017.667
6.758.153
3,84
ẤnĐộ
6.700.758
5.871.551
14,12
Bỉ
6.342.341
5.508.955
15,13
Malaixia
6.130.470
7.258.547
-15,54
Thuỵ Điển
5.411.998
4.831.804
12,01
Tây Ban Nha
5.328.643
4.145.844
28,53
Ba Lan
3.641.429
3.215.340
13,25
TháiLan
3.444.054
1.571.799
119,12
Thổ Nhĩ Kỳ
3.190.840
4.119.475
-22,54
Đan Mạch
3.073.595
3.849.177
-20,15
UAE
2.687.805
2.032.835
32,22
A rập Xêut
2.290.410
3.279.137
-30,15
Xingapo
1.847.166
2.857.449
-35,36
Hy Lạp
1.807.909
711.578
154,07
Nauy
1.759.676
1.049.865
67,61

Nam Phi

1.645.097
984.616
67,08
Mêhicô
1.033.791
667.840
54,80
Phần Lan
1.010.140
894.330
12,95
Nga
902.911
1.935.937
-53,36
Bồ Đào Nha
580.876
378.176
53,60
Áo
575.407
903.181
-36,29
Thuỵ Sỹ
496.945
1.304.897
-61,92
Cămpuchia
313.106
578.743
-45,90
Séc
179.084
690.895
-74,08

(Nguồn số liệu: Thống kê sơ bộ từ TCHQ Việt Nam)

Theo nguồn tin từ Báo Người Lao động, trong bối cảnh Trung Quốc đang bị Mỹ áp thuế chống bán phá giá, châu Âu gặp khủng hoảng phải thu hẹp sản xuất..., thì đây là cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt đẩy mạnh xuất khẩu đồ gỗ.

Mặc dù đã liên tục đạt mức tăng trưởng bình quân qua các năm 15% nhưng theo các chuyên gia, để thêm sức cạnh tranh, ngành gỗ cần chú ý nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Phó Chủ tịch HAWA cho biết, trong tổng số 6,2 tỷ USD kim ngạch của ngành gỗ năm 2014, riêng thị trường Mỹ chiếm 2,2 tỷ USD (tương ứng 35,5%). Với thị trường Mỹ, Việt Nam là nhà cung ứng gỗ và các sản phkẩm gỗ lớn thứ 2 sau Trung Quốc, từ trước tới nay chưa có mặt hàng nào bị cảnh báo đỏ và kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ vào thị trường này cũng tăng trưởng đều đặn trong những năm qua.

Trong bối cảnh Trung Quốc đang bị Mỹ áp thuế chống bán phá giá, các nước xuất khẩu đồ gỗ lớn ở châu Âu chịu ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế nên phải thu hẹp sản xuất, đây được coi là cơ hội lớn cho doanh nghiệp (DN) Việt đẩy mạnh xuất khẩu đồ gỗ, đặc biệt là sang thị trường Mỹ. Theo Bộ Công Thương, thị trường xuất khẩu đồ gỗ đang tăng trưởng tốt, năm nay ngành này đặt mục tiêu xuất khẩu 7 tỷ USD, tăng 800 triệu USD so với năm ngoái.

Nhưng theo các chuyên gia, một vấn đề doanh nghiệp (DN) cần quan tâm để nâng cao sức cạnh tranh là phải cải thiện nguồn nhân lực. Lâu nay, ngành chế biến gỗ hoạt động chủ yếu theo mô hình hộ gia đình, DN vừa và nhỏ. Người lao động phần lớn đến từ nông thôn, gặp nhiều khó khăn trong học nghề và chậm thích nghi với tác phong làm việc theo môi trường hiện đại, dù nhiều người có kỹ năng tay nghề cao. Hiện nhiều DN vừa và nhỏ chưa có sự đầu tư về phát triển sản phẩm, thiếu kỹ năng nghiên cứu thị trường, không có kế hoạch đào tạo cho công nhân nâng cao tay nghề, tiếp cận những kỹ thuật mới… Do đó, bản thân DN cũng cần ứng dụng kỹ thuật mới vào quy trình sản xuất.

NG.Hương

Nguồn: Vinanet

 

 

Nguồn: Vinanet