Theo Báo cáo phân tích của CTCP Chứng khoán Bảo Việt (BVCS - Mã: BVS), thị trường tre công nghiệp toàn cầu có trị giá 3,6 tỷ USD năm 2017, trong đó thị trường Châu Á Thái Bình Dương chiếm 2/3 với 2,42 tỷ USD. 
Thẹo Future Market Inside, với các ứng dụng cao của các sản phẩm từ tre và ý thức bảo vệ môi trường đang được nâng cao, dự kiến thị trường trẻ có thể duy trì tăng trưởng với tốc độ cao bình quân khoảng 10,6%/năm giai đoạn 2017-2027 và có thể đạt 10 tỷ USD vào năm 2027. Trong đó, khu vực Châu Á Thái Bình Dương có thể đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn bình quân ngành, ở mức 11,8%/năm và đạt 7,5 tỷ USD vào năm 2027. 
Tre công nghiệp có tiềm năng tăng trưởng tốt nhờ các ưu thế so với gỗ và là một trong các vật liệu thân thiện nhất với môi trường. Trong gần 10 năm trở lại đây, các sản phẩm về tre đang ngày càng được ưa chuộng nhờ tính thân thiện với môi trường, độ bền và độ cứng cao.
Trong khi gỗ cần trên 20 năm sau khi trồng mới có thể khai thác thì phần lớn các loài tre có thể thu hoạch được từ năm thứ 4, và đặc biệt là sau khi khai thác thì tre có thể tự mọc lại mà không cần trồng mới do bản chất tre là một loại cỏ. Nhờ đặc tính này, tre được coi là một trong các vật liệu thân thiện nhất với môi trường hiện nay. 
Ngoài ra tre cũng là loài rất dễ trồng, gần như không cần tới phân bón hay thuốc bảo vệ thực vật, do đó các sản phẩm từ tre được xem như các sản phẩm hữu cơ và an toàn cho sức khỏe người sử dụng. 
Trẻ có độ bền cao, sau khi xử lý ít bị giãn nở do nhiệt độ hay độ ẩm từ môi trường bên ngoài, đó đó là một trong các lựa chọn hàng đầu trong nội thất ngoài trời. Trẻ cũng nhẹ hơn gỗ, trong khi có khả năng chống trầy xước cao hơn nhiều so với gỗ và có thể giữ bền màu sau nhiều năm sử dụng. 
Bên cạnh đó, với đặc tính mọc thẳng đứng, tre có độ cứng rất cao (độ bền kéo của tre là 28.000/inch- cao hơn cả thép là 23.000/inch). Mặc dù có lợi thế như trên, nhưng giá bán các sản phẩm tre hiện nay vẫn đang thấp hơn so với các loại gỗ cứng. Giá nguyên liệu tre thường ổn định và ít biến động, trong khi giá gỗ cứng trong thời gian trở lại đây tăng liên tục do khan hiếm và Luật cấm khai thác rừng ở một số quốc gia.
Nguồn bảng: Chứng khoán Bảo Việt
Lý do chính khiến sản phẩm từ tre ít được biến đến so với các sản phẩm từ gỗ, chủ yếu do diện tích trồng tre chỉ chiếm 1% trên diện tích rừng thế giới. Hiện nay Châu Á, Châu Phi và Mỹ La Tinh là những vùng có diện tích tre lớn nhất trên thế giới thì diện tích tre cũng chỉ chiếm khoảng 3% diện tích rừng.
 Việt Nam là một trong những quốc gia có diện tích tre lớn nhất trên thế giới hiện nay, đứng thứ 6 về diện tích và hiện chiếm khoảng 2% diện tích tre trên toàn cầu.
Nguồn đồ thị: Chứng khoán Bảo Việt

Nguồn: Phan Quân/Kinh tế & Tiêu dùng