Là một trong những thị trường tự do nhất trên thế giới, Hồng Kông áp đặt rất ít các rào cản thương mại đối với thủy sản đông lạnh nhập khẩu. Thị trường Hồng Kông do vậy rất cạnh tranh, điều này có nghĩa là các sản phẩm có chất lượng thường phải cạnh tranh về giá. Nhập khẩu thủy sản đông lạnh vào Hồng Kông phải chịu sự điều chỉnh, kiểm soát của nhiều bộ luật và quy định liên quan của đặc khu này về các tiêu chuẩn vi sinh, chất bảo quản, phẩm màu, hàm lượng kim loại và dầu khoáng, mức độ ô nhiễm do những chất gây hại (chẳng hạn như dư lượng hóc-môn,...).

1. Các quy định pháp lý

Các yêu cầu nhập khẩu ở Hồng Kông.

1.      Đáp ứng các yêu cầu về hải quan

2.      Đáp ứng các yêu cầu về y tế

3.      Đáp ứng các yêu cầu chung về vận chuyển

-         Vận đơn

-         Chứng nhận xuất xứ

-         Hóa đơn thương mại

-         Danh mục hàng hóa

-         Chứng nhận bảo hiểm

4        Đối với một số sản phẩm hải sản bị hạn chế theo danh mục CITES (trong Hiệp định thương mại quốc tế về các loài trong quần thể động vật và thực vật hoang dã bị đe dọa) / các loài đang bị đe dọa.

5        Đăng ký được phép vận chuyển cá và các sản phẩm hải sản ở Hồng Kông.

Thủ tục thông quan có thể do người nhận hàng thực hiện tại cửa khẩu hàng không và được tiến hành 24h/ngày. Không có hạn chế hay mức phí thông quan nào. Đối với những loại hàng hoá phải kiểm tra hải quan, nhà nhập khẩu hoặc người đại diện phải liên hệ với nhà vận chuyển hoặc công ty giao nhận để biết các thủ tục cần thiết hoặc liên hệ với trụ sở cục hải quan để có thông tin về văn phòng làm việc tại sân bay.

Liên hệ: Trụ sở Cục Hải quan

9/F, Harbour Building

Kê khai xuất nhập khẩu

Theo các quy định về đăng ký xuất nhập khẩu, chương 60 Bộ luật của Hồng Kông, bất kỳ ai khi nhập hoặc xuất khẩu mặt hàng gì, trừ những mặt hàng được miễn, đều phải kê khai đầy đủ với Cục Hải quan và nộp các loại phí kê khai trong vòng 14 ngày kể từ khi hàng hoá đó được nhập hoặc xuất khẩu. Bản kê khai hàng hoá xuất nhập khẩu ban đầu sẽ được Cục điều tra và thống kê sử dụng để cập nhật số liệu. Hồng Kông sử dụng hệ thống HS để thuận tiện cho việc kê khai hàng hoá quốc tế do phần lớn hàng hoá được nhập hoặc xuất khẩu miễn thuế. Sau khi nhận được bản kê khai hàng hoá xuất nhập khẩu, Cục Hải quan sẽ chuyển lại cho Cục Điều tra và Số liệu để phân tích, thống nhất và tổng hợp. Để tạo thuận lợi cho công việc, Cục trưởng Cục Hải quan uỷ quyền một số cán bộ của Cục Điều tra và Thống kê tham gia vào các quy định đối với các bản kê khai hàng hoá xuất nhập khẩu.

Đáp ứng các tiêu chuẩn y tế

Bất kỳ thực phẩm nào được bán trên thị trường Hồng Kông, cho dù là hàng nhập khẩu hay sản xuất ở nội địa Hồng Kông đều phải tuân thủ luật về thực phẩm. Việc nhập khẩu hàng thuỷ sản vào Hồng Kông do bộ phận Thực phẩm và Thuốc thuộc Cơ quan Y tế và Dịch vụ cộng đồng Cap132 và các đơn vị trực thuộc do Cục Thực phẩm và Vệ sinh môi trường. Các nước xuất khẩu thủy sản đông lạnh vào Hồng Kông để tiêu thụ và chế biến đều phải tuân theo quy tắc Vệ sinh do Uỷ ban Codex Alimentarius của FAO, WHO hoặc bất kỳ quy tắc tiêu chuẩn về sản xuất hoặc nông nghiệp đã được chấp nhận. Cục Thực phẩm và Vệ sinh Môi trường gợi ý nên sử dụng các quy trình hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn (HACCP) để sản xuất thủy sản đông lạnh.

Để đảm bảo chất lượng và sự an toàn của sản phẩm, các cơ quan chức năng của nước xuất xứ được yêu cầu cấp chứng nhận y tế cho các sản phẩm xuất khẩu sang Hồng Kông.

Chứng nhận y tế

Mặc dù không phải bắt buộc nhưng hàng thuỷ sản đông lạnh nhập khẩu vào Hồng Kông nên kèm theo chứng nhận y tế để gửi cho các cơ quan chức năng.

Chứng nhận y tế có thể bao gồm những thông tin sau:

- Sản phẩm (tên sản phẩm nhập khẩu) được chế biến và đóng gói trong điều kiện vệ sinh.

- Sản phẩm (tên sản phẩm nhập khẩu) phù hợp cho tiêu dùng của con người và có thể bán dưới dạng thực phẩm tại nước xuất xứ.

-  Các sản phẩm ăn ngay sau khi sơ chế (ví dụ sushi và sashimi) phải ghi rõ "phù hợp với tiêu dùng của con người khi ăn sau khi sơ chế.

Đối với những hàng thuỷ sản từ các vùng có thể nhiễm dịch tả, phải kèm theo các chứng nhận dưới đây:

- Sản phẩm không được thu mua tại nơi đã có dịch bệnh.

- Sản phẩm không nhiễm trùng tả.

Chứng nhận y tế đối với động vật thân mềm có hai vỏ (trai, sò) để tiêu dùng:

- Sản phẩm được nuôi hoặc mua tại nơi có nguồn nước vệ sinh, không bị ô nhiễm; hoặc sản phẩm đã được làm sạch trong nguồn nước sạch trong vòng (ghi số ngày) hoặc sản phẩm đã được làm sạch trong các nhà máy xử lý sạch (ghi địa chỉ nhà máy).

- Sản phẩm được đóng gói trong điều kiện vệ sinh.

- Sản phẩm không chứa các chất như độc chất sinh học, chất gây độc như thuốc trừ sâu... ở một khối lưọng nhất định có thể gây ngộ độc hoặc gây hại đến sức khoẻ.

- Sản phẩm phù hợp cho tiêu dùng của con người và có thể bán dưới dạng thực phẩm tại (tên nước xuất xứ).

Các hướng dẫn về vi sinh đối với trai sò ăn ở dạng sơ chế:

- Tổng aerobic: không vượt quá 50.000 sinh vật trên 1 gam thịt

- Số lượng: không vượt quá 3 sinh vật trên 1 gam thịt

Quy định 3A (Các chất gây hại trong các quy định về thực phẩm) đề cập đến việc cấm nhập khẩu và bán cá, thịt hoặc sữa có các chứa các chất bị cấm. Không ai được nhập khẩu, bán, ký gửi hay phân phát để bán các loại cá, thịt hoặc sữa dùng cho người có chứa bất kỳ một chất nào được chỉ định rõ dưới đây:

a.      Dienoestrol ((E,E)-4,4'-(diethylideneethylene) diphenol) bao gồm muối và dạng ester của nó.

b.      Diethylstilboestrol ((E)-B- dienthylstilbene 4,4'-diol) bao gồm muối và dạng ester của nó.

c.      Hexoestrol (meso- 4,4'- (1,2-diethylethlene) diphenol bao gồm muối và dạng ester của nó.

d.      Avoparcin (loại chất kích thích sinh trưởng)

e.      Clenbuterol (chất độc giúp tăng trọng nhanh)

f.       Chloramphenicol (chất bảo quản)

g.      Salbutamol (chất tăng trưởng)

Chính phủ Hồng Kông hiện nay đang có kế hoạch xây dựng một bộ luật mới để đảm bảo an toàn thực phẩm tại Đặc khu hành chính Hồng Kông. Luật pháp mới sẽ yêu cầu tất cả các nhà nhập khẩu và phân phối ở Đặc khu hành chính Hồng Kông  đăng ký với Trung tâm An toàn Thực phẩm thuộc Cục vệ sinh Thực phẩm và Môi trường và cung cấp các thông tin cần thiết về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như địa chỉ liên hệ và những chủng loại thực phẩm chính mà họ nhập khẩu để trong trường hợp khi có những vụ việc về thực phẩm, Trung tâm có thể liên hệ với nhà nhập khẩu và/hoặc nhà phân phối có liên quan để tìm ra nguồn gốc sự phân phối của những thực phẩm có vấn đề đó.

Trung tâm An toàn Thực phẩm hiện nay đang nghiên cứu khả năng yêu cầu các nhà nhập khẩu đệ trình các chứng nhận về y tế đối với các loại thực phẩm như rau, quả, cá và các sản phẩm từ cá.

Cá và các sản phẩm từ cá ở đây là nói tới cá biển và cá nước ngọt cũng như tôm cua và động vật thân mềm sống, được giữ ở dạng đông lạnh, cá chưa sơ chế, các sản phẩm từ cá ăn liền như hến, cá hồi.

(vietrade)

Nguồn: Vinanet