Chỉ số giá cho hàng xuất khẩu của Mỹ đã giảm 3,3% trong tháng 7 sau khi tăng 0,7% tháng trước. Giá hàng nhập khẩu của Mỹ giảm vào tháng 7, đây là lần giảm đầu tiên kể từ tháng 12/2021, giảm 1,4%. Đây là mức sụt giảm giá nhập khẩu lớn nhất kể từ khi giảm 2,6% trong tháng 4/2020. Giá nhập khẩu của Mỹ tăng 8,8% trong 12 tháng qua, mức tăng nhỏ nhất trong năm kể từ khi chỉ số này tăng 7,1% trong tháng 3/2020 đến tháng 3/2021.
Giá nhiên liệu nhập khẩu trong tháng 7 giảm 7,5% sau khi tăng 6,2% trong tháng 6 và đây là lần giảm đầu tiên kể từ mức giảm 7,7% vào tháng 12/2021. Tuy nhiên, giá nhiên liệu nhập khẩu tăng 56,6% so với năm ngoái. Giá xăng dầu và khí đốt tự nhiên giảm góp phần làm giảm giá nhiên liệu nhập khẩu trong tháng 7. Giá xăng dầu giảm 6,8% sau khi tăng 5,9% vào tháng 6 và 5,4% vào tháng 5. Giá khí đốt tự nhiên giảm 20,6% sau khi tăng 54,3% trong quý II/2022. Trong đó, lượng khí đốt tự nhiên giảm mạnh nhất kể từ khi giảm 22,1% vào tháng 6/2019. Giá xăng dầu tăng 56,6% trong năm kết thúc vào tháng 7 và giá khí đốt tự nhiên tăng 69,8% so với cùng kỳ.
Chỉ số giá nhập khẩu phi nhiên liệu đã giảm trong tháng thứ ba liên tiếp,giảm 0,5% trong tháng 7/2022, sau khi giảm 0,6% trong tháng 6/2022 và 0,3% trong tháng 5/2022. Tháng bảy giảm do giá vật tư và vật liệu công nghiệp phi nhiên liệu giảm;giá nhập khẩu phi nhiên liệu tăng 4,1% trong năm qua.
Giá thực phẩm, thức ăn và đồ uống đã giảm 0,9% trong tháng 7 sau khi giảm 0,7% và 0,6% tương ứng vào tháng 6/2022 và tháng 5/2022. Mức giảm trong tháng 7 là mức giảm lớn nhất kể từ tháng 11/2020. Trong đó, giá cá và động vật có vỏ giảm; thức ănvà hạt có dầu, sản phẩm bánh mì và thực vật giá tăng.
Giá vật tư và vật liệu công nghiệp phi nhiên liệu giảm 2,6% trong tháng 7/2022, sau khi giảm 2,3% trong tháng 6/2022. Mức giảm trong tháng 7/2022 là mức giảm lớn nhất kể từ khi chỉ số giảm 3,3% vào tháng 4/2020. Giá nguyên liệu kim loại, sản phẩm kim loại và hóa chất giảm đã khiến giá vật tư và vật liệu công nghiệp phi nhiên liệu giảm trong tháng 7.
Giá của hầu hết các loại hàng hóa thành phẩm chính đã tăng trong tháng 7/2022. Giá Ô tô tăng 0,6% sau khi tăng 0,3% trong tháng 6/2022. Giá xe du lịch dẫn đầu về mức tăng. Chỉ số giá cả tư liệu sản xuất tăng 0,2% trong tháng 7/2022, sau khi không đổi trong tháng 6/2022. Trong đó, giá máy móc công nghiệp và dịch vụ tăng mạnh. Giá hàng tiêu dùng không thay đổi trong tháng 7/2022, sau khi giảm 0,4% trong tháng 6/2022.

Tháng

Tăng giảm nhập khẩu (%)

Tăng giảm xuất khẩu (%)

Tổng

Năng lượng

Phi năng lượng

Tổng

Sản phẩm nông nghiệp

Sản phẩm phi nông nghiệp

 

Năm 2021

 

7

0.3

2.9

0.0

1.1

-1.7

1.3

 

8

-0.2

-2.2

0.0

0.2

0.9

0.1

 

9

0.4

3.6

0.1

0.3

-1.5

0.5

 

10

1.5

11.1

0.5

1.9

1.1

2.0

 

11

0.7

2.5

0.6

0.7

1.1

0.6

 

12

-0.4

-7.7

0.5

-1.6

0.7

-1.9

 

Năm 2022

 

1

2.0

7.3

1.4

2.8

3.0

2.8

 

2

1.8

10.6

0.8

3.2

2.9

3.3

 

3

2.9

17.8

1.2

3.9

4.5

3.8

 

4

(R)0.5

0.8

(R)0.4

(R)1.0

1.2

(R)1.1

 

5

0.5

(R)6.2

-0.3

(R)2.7

(R)2.0

(R)2.8

 

6

(R)0.3

(R)6.2

(R)-0.6

0.7

(R)-0.1

(R)0.8

 

7

-1.4

-7.5

-0.5

-3.3

-3.0

-3.3

 

7/ 2020 -7/2021

10.2

65.6

6.3

17.0

29.1

15.6

 

7/2021 -7/2022

8.8

56.6

4.1

13.1

13.3

13.1

 

Ghi chú: (R) là đã sửa đổi

Giá xuất khẩu của Mỹ giảm 3,3% trong tháng 7, sau khi tăng 0,7% trong tháng 6. Mức giảm trong tháng 7 là lớn nhất kể từ khi chỉ số này giảm 3,5% vào tháng 4/2020. Trong đó, giá nông sản và phi nông nghiệp giảm. Giá hàng xuất khẩu của Mỹ tăng 13,1% trong năm qua, mức thấp nhất kể từ khi chỉ số này tăng 9,6% vào tháng 3/2021.
Chỉ số giá nông sản xuất khẩu đã giảm 3% trong tháng 7, sau khi giảm 0,1% trong tháng trước, đây là mức giảm lớn nhất kể từ khi chỉ số giảm 3,3% vào tháng 4/2020. Giá đậu tương, lúa mì và bông giảm dẫn đến sự sụt giảm giá hàng nông nghiệp. Mặc dù tháng 7 giảm, giá nông sản xuất khẩu vẫn tăng 13,3%. Giá xuất khẩu hàng hóa phi nông nghiệp giảm 3,3% trong tháng 7, sau khi tăng 0,8% trong tháng 6 và tăng 2,8% trong tháng 5. Giá xuất khẩu phi nông nghiệp cả năm tăng 13,1%.
Giá vật tư và vật liệu công nghiệp phi nông nghiệp đã giảm 7% trong tháng 7/2022, mức giảm đầu tiên kể từ tháng 12/2021 và mức giảm lớn nhất kể từ mức giảm 10,4% vào tháng 4/2020. Mức giảm trong tháng 7/2022 là do giá nhiên liệu giảm 12,3%, mức giảm lớn nhất kể từ mức giảm 29,5% vào tháng 4/2020.
Giá hầu hết các loại hàng hóa thành phẩm chính trong tháng 7/2022 tăng. Giá cả hàng hóa tăng 0,8% so với tháng trước. Tháng 7 là tháng tăng mạnh nhất kể từ khi chỉ số này tăng 0,9% vào tháng 1/2022. Giá xe ô tô tăng 0,6% trong tháng 7 do giá động cơ và phụ tùng tăng cao. Ngược lại, giá hàng tiêu dùng giảm 0,1% trong tháng thứ hai liên tiếp trong tháng 7/2022.
Giá xuất nhập khẩu đi các thị trường
Giá nhập khẩu từ Trung Quốc không đổi trong tháng 7, sau khi giảm 0,2% vào tháng 6/2022 và giảm 0,1% vào tháng 5/2022. Chỉ số giá nhập khẩu từ Trung Quốc tăng 2,8% trong năm qua. Giá nhập khẩu từ Nhật Bản giảm 0,3% trong tháng 7/2022 sau giảm 0,1% tháng trước. Mức giảm trong tháng 7 là mức giảm lớn nhất kể từ tháng 5/2020. Giá nhập khẩu từ Nhật Bản tăng 1% trong năm kết thúc vào tháng 7/2022. Chỉ số giá hàng nhập khẩu từ Canadavà Mexico cũng giảm trong tháng 7, lần lượt giảm 5% và 0,6%. Đây là lần giảm đầu tiên kể từ tháng 12/2021. Giá nhập khẩu từ Liên minh châu Âu không thay đổi trong tháng 7/2022, sau khi tăng 1,2% trong tháng 6/2022.
Giá xuất khẩu sang Trung Quốc giảm 4,9% trong tháng 7 sau khi tăng 1,7% vào tháng 6/2022 và tăng 1,6% vào tháng 5/2022. Mức giảm trong tháng 7 là mức giảm lớn nhất kể từ tháng 1/2018. Mặc dù tháng 7 giảm, giá hàng xuất khẩu sang Trung Quốc tăng 9,7% trong 12 tháng qua. Chỉ số giá xuất khẩu sang Nhật Bản đã giảm 3% trong tháng 7/2022, mức giảm lớn nhất kể từ khi chỉ số này giảm 3,5% vào tháng 4/2020. Giá xuất khẩu sang Nhật Bản tăng 12,3% từ tháng 7/2021 đến tháng 7/2022. Giá hàng xuất khẩu sang Canada giảm 2,5% trong tháng 7 và giá xuất khẩu sang Mexico giảm 5% so với cùng kỳ. Chỉ số giá xuất khẩu sang Liên minh châu Âu giảm 2,1% trong tháng 7/2022, sau khi tăng 0,6% trong tháng trước. Sự sụt giảm trong tháng Bảy làmức giảm lớn nhất kể từ khi chỉ số này giảm 2,5% vào tháng 4/2020.
Kim ngạch thương mại của Mỹ với Trung Quốc giảm 5% trong tháng 7/2022, sau khi tăng 1,9% trong tháng 6/2022. Mức giảm trong tháng 7/2022 là mức giảm lớn nhất kể từ tháng 1/2018. Mặc dù có sự sụt giảm trong tháng 7, nhưng thương mại Mỹ - Trung Quốc tăng 6,7% trong năm qua. Thương mại của Mỹ với Nhật Bản giảm 2,7% vào tháng 7 và tăng 11,2% trong 12 tháng qua. Giá xuất khẩu sang Nhật Bản trong tháng 7 giảm mạnh, bù đắp giá nhập khẩu từ Nhật Bản giảm. Thương mại của Mỹ với Mexico và Liên minh Châu Âu giảm trong tháng 7, lần lượt giảm 4,4% và 2,1%. Ngược lại, thương mại của Mỹ với Canada tăng 2,6% trong tháng 7/2022 sau khi giảm 0,7% trong tháng 6/2022. Bất chấp mức tăng trong tháng 7/2022, thương mại của Mỹ với Canada giảm 8,2% trong 12 tháng qua.
Giá vận tải hàng không nhập khẩu giảm 0,2% trong tháng 7 sau khi tăng 10,1% so với tháng trước. Mức giảm trong tháng 7 là mức giảm đầu tiên kể từ mức giảm 19,4% vào tháng 1/2022. Giá cước vận tải hàng hoá châu Âu thấp hơn trong tháng 7 bù lại giá cước vận tải hàng hoá đi Mỹ Latinh/Caribê tăng cao; giá cước vận tải hàng hoá hàng không tăng 11,6% trong năm qua. Giá vận chuyển hàng không nhập khẩu đã giảm 13,2% trong tháng 7/2022, sau khi tăng 5,1% trong tháng 6/2022. Mức giảm trong tháng 7 là mức giảm lớn nhất kể từ mức giảm 14% vào tháng 7/2020. Giá vận tải hàng không nhập khẩu tăng 1,5% cho năm kết thúc vào tháng 7/2022. Giá cước vận tải hàng hoá hàng không xuất khẩu tăng 8,3% trong tháng 7 sau khi tăng 5,3% trong tháng 6. Mức tăng trong tháng 7 là mức tăng hàng tháng lớn nhất kể từ tháng 1/2021, tăng ở Mỹ Latinh/Caribe; giá cước vận tải hàng hoá châu Âu và châu Á đều tăng. Giá cước vận tải hàng hoá hàng không xuất khẩu tăng 12,1% trong 12 tháng qua. Giá vận chuyển hàng hóa xuất khẩu giảm 1,9% trong tháng 7, sau khi giảm 1,1% trong tháng trước. Bất chấp những đợt giảm gần đây, giá vận tải hàng không xuất khẩu vẫn tăng 23,4%từ tháng 7/2021 đến tháng 7/2022.

Nguồn: Vinanet/VITIC/.bls.gov/news.release