Hợp đồng dầu cọ giao tháng 4 trên sàn Bursa Malaysia đóng cửa phiên 20/1 tăng 66 ringgit, tương đương 1,29% đạt 5.190 ringgit (1.239,55 USD)/tấn, tăng phiên thứ hai liên tiếp. Trong phiên có lúc đạt 5.228 ringgit/tấn – mức cao kỷ lục.
Theo Hiệp hội dầu cọ Indonesia (GAPKI), chính phủ nước này đang lên kế hoạch hạn chế xuất khẩu dầu ăn nhằm kiềm chế giá dầu ăn trong nước, tuy nhiên, Bộ Thương mại nước này đã nhanh chóng phủ nhận.
Để kiểm soát giá, Bộ này sẽ yêu cầu các nhà xuất khẩu phải có được sự chấp thuận xuất khẩu dầu cọ thô, dầu ăn đã qua sử dụng và olein cọ tinh chế, tẩy trắng và khử mùi.
Các quan chức và các nhà phân tích cho biết, kế hoạch hạn chế xuất khẩu dầu thực vật của Indonesia có thể khiến nhà nhập khẩu dầu ăn hàng đầu Ấn Độ chuyển sang thay thế dầu đậu tương và dầu hướng dương, có khả năng hạn chế đà tăng của thị trường.
Tại Malaysia, xuất khẩu dầu cọ trong 20 ngày đầu tháng Giêng đã giảm 43% so với cùng kỳ tháng trước, chỉ đạt 626.029 tấn, theo các nhà khảo sát hàng hóa Societe Generale de Surveillance.
Trên sàn Đại Liên, giá dầu đậu tương tăng 1,8%, giá dầu cọ tăng 1,3%. Trên sàn Chicago, giá dầu đậu tương tăng 0,2%, sau khi tăng 2,8% qua đêm.
Lúc 10h07 sáng nay 21/1/2022, hợp đồng dầu cọ giao tháng 4 trên sàn Bursa Malaysia tăng 14 ringgit, tương đương 0,27% lên 5.201 ringgit/tấn. Trên sàn Đại Liên, giá dầu đậu tương tăng 1,2%, giá dầu cọ tăng 0,7%. Trên sàn Chicago, giá dầu đậu tương giảm 1,1%.
Giá dầu cọ chịu ảnh hưởng bởi giá dầu có liên quan khi cạnh thị phần trên thị trường dầu thực vật toàn cầu.
Nhà phân tích kỹ thuật Wang Tao của Reuters cho biết, giá dầu cọ có thể thử mức hỗ trợ ở 5.174 ringgit/tấn.

Nguồn: Vinanet/VITIC/Reuters