Nghị định quy định thời hiệu xử phạt VPHC đối với các lĩnh vực trên là 01 năm. Riêng các hành vi VPHC đối với tài sản công là nhà, đất và tài sản có kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý thì thời hiệu xử phạt là 02 năm.
Hình thức xử phạt VPHC quy định tại Nghị định bao gồm: Cảnh cáo và phạt tiền. Mức phạt tiền tối đa trong quản lý, sử dụng tài sản công, dự trữ quốc gia, kho bạc Nhà nước là 50 triệu đồng với cá nhân và 100 triệu đồng với tổ chức. Mức phạt tiền tăng gấp đôi lên 100 triệu đồng với cá nhân và 200 triệu đồng với tổ chức trong lĩnh vực thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Với hành vi sử dụng điện, xăng, dầu, điện thoại, văn phòng phẩm, tổ chức hội nghị….bằng kinh phí Nhà nước vượt tiêu chuẩn, định mức sẽ bị phạt tiền từ 01 - 02 triệu đồng.
Trường hợp cho thuê trụ sở làm việc, xe ô tô công khi không có quyết định phê duyệt, mức xử phạt từ 15 - 20 triệu đồng. Trường hợp tự ý bán thanh lý xe ô tô khi dự án kết thúc, chưa có quyết định phê duyệt cũng bị phạt tới 20 triệu đồng.
Trường hợp cá nhân có cùng những hành vi nêu trên thì mức phạt bằng một nửa mức phạt đối với tổ chức.
Nghị định có hiệu lực thi hành từ 01/9/2019.
Nghị định này làm hết hiệu lực Nghị định 192/2013/NĐ-CP và Nghị định 58/2015/NĐ-CP;
Xem chi tiết Nghị định 63/2019/NĐ-CP tại đây.