Thông tin cơ bản về Hiệp định Thương mại giữa Việt Nam và Lào
Thời gian kí kết: ngày 3/3/2015.
Địa điểm kí kết: Viêng Chăn, Lào.
Hiệp định Thương mại giữa Việt Nam và Lào được kí kết với mong muốn củng cố và mở rộng mối quan hệ hợp tác về kinh tế - thương mại giữa hai nước trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi và tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt Việt Nam – Lào.
Kế thừa các Hiệp định thương mại đã kí giữa hai nước, với mong muốn cùng nhau thiết lập một khuôn khổ hợp tác thương mại chiến lược hướng tới quan hệ kinh tế hội nhập sâu rộng hơn nữa.
Mục tiêu của Hiệp định Thương mại giữa Việt Nam và Lào
Hiệp định Thương mại giữa Việt Nam và Lào giúp tăng cường, củng cố hơn nữa quan hệ hữu nghị đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai nước, thúc đẩy tiếp cận thị trường cho hàng hóa, dịch vụ và tạo sự kết nối phát triển ổn định, bền vững và lâu dài giữa hai nước.
Nguyên tắc Hiệp định Thương mại giữa Việt Nam và Lào
1. Hiệp định Thương mại giữa Việt Nam và Lào tạo hành lang pháp lí cho quan hệ thương mại hai nước phù hợp với các luật, qui định và chính sách tương ứng của mỗi hai nước trên nguyên tắc bình đẳng, hai bên cùng có lợi, phát huy hơn nữa quan hệ đoàn kết, hữu nghị đặc biệt Việt Nam – Lào.
2. Hiệp định Thương mại này hướng tới việc tạo thuận lợi tối đa trong việc xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và cung ứng dịch vụ giữa hai bên và là Hiệp định khung đặt ra định hướng cho các hoạt động thương mại, dịch vụ có liên quan.
3. Với Hiệp định này, các Bên kí kết cam kết dành cho nhau những ưu đãi đặc biệt về thương mại hàng hóa và dịch vụ.
Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Lào
Số liệu từ Vụ Thị trường châu Á – châu Phi cho biết, 11 tháng 2019, kim ngạch thương mại Việt Nam – Lào, hợp tác kinh tế có nhiều tiến triển tích cực, trở thành điểm sáng trong quan hệ hai nước với kim ngạch thương mại hai chiều năm 2019 vượt mốc 1 tỉ USD, đạt 1,2 tỉ USD, tăng 12,5%.
Việt Nam tiếp tục giữ vững vị trí nhà đầu tư nước ngoài tại Lào với gần 430 dự án và tổng vốn đầu tư gần 5 tỉ USD.
Tính đến nửa đầu năm 2019, sắt thép các loại là nhóm hàng chiếm thị phần lớn nhất với 13,45% tổng kim ngạch xuất khẩu, đạt 46,66 triệu USD. Tuy chiếm thị phần cao nhưng so với 6 tháng đầu năm 2018, sản lượng và trị giá của mặt hàng này đều sụt giảm.
Kế đến là nhóm hàng xăng dầu các loại có trị giá xuất khẩu lớn thứ hai đạt 41,46 triệu USD giảm 20,16% và lượng giảm 14,72% đạt 65.690 tấn.
Ngoài ra, các nhóm hàng sản phẩm từ chất dẻo, sản phẩm từ sắt thép, dây điện và dây cáp điện cũng cũng có trị giá xuất khẩu sụt giảm so với cùng kì năm 2018 lần lượt là 11,07%, 6,66% và 29,72%.
Ở chiều ngược lại, Lào cũng tăng nhập khẩu nhiều mặt hàng của Việt Nam đưa trị giá xuất khẩu tăng lên trong 6 tháng đầu năm 2019. Tăng mạnh nhất 78,63% là nhóm hàng bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc đạt 7,58 triệu USD; cà phê tăng 39,86% đạt 6,65 triệu USD; hàng dệt may tăng 30,75% đạt 4,06 triệu USD và nhiều mặt hàng khác.
Tiềm năng của hàng hóa Việt Nam tại Lào rất lớn. Tuy nhiên, hàng Việt Nam cũng đang gặp phải nhiều rào cản tại thị trường Lào, điển hình là sự cạnh tranh với các hàng hóa của nước khác trong khu vực.
Một số giải pháp chủ yếu được đề ra như thông tin hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các hội chợ quảng bá sản phẩm. Bên cạnh đó, tổ chức gian hàng mẫu tại Trụ sở Thương vụ làm điểm kết nối cung, cầu cho hàng hóa Việt thâm nhập vào thị trường Lào.
Đặc biệt, thông tin kịp thời chính sách mới của phía bạn cho doanh nghiệp Việt Na, thường xuyên lắng nghe để kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong hoạt động, hỗ trợ về thông tin, thủ tục đầu tư, mở cơ sở kinh doanh tại Lào, hỗ trợ thông tin về đối tác, bạn hàng, kí kết hợp đồng, thủ tục thanh toán,…
Chi tiết về Hiệp định Thương mại giữa Việt Nam và Lào

Nguồn: vietnambiz/Kinh tế & Tiêu dùn