Giá vàng trong nước biến động nhẹ
Vào thời điểm lúc 10h30 giá vàng SJC của Công ty vàng bạc đá quý Sài gòn SJC tại Hà Nội mua vào 47 triệu đồng/lượng (giảm 100.000 đ/lượng so với cuối tuần qua) - bán ra 48,02 triệu đồng/lượng (tăng 100.000 đ/lượng).
Tập đoàn PNJ - SJC niêm yết giá vàng SJC tại Hà Nội ở mức mua vào 46,80 triệu đồng/lượng - bán ra 47,95 triệu đồng/lượng (không đổi).
Giá vàng SJC niêm yết tại Phú Quý SJC mua vào 47,10 triệu đồng/lượng - bán ra 47,90 triệu đồng/lượng (không đổi).
Giá vàng SJC của công ty Bảo Tín Minh Châu niêm yết giá mua vào 47 triệu đồng/lượng (tăng 150 đồng/lượng) - bán ra 47,80 triệu đồng/lượng (tăng 50.000 đồng/lượng).
Giá vàng thế giới dao động quanh mức 1.600 USD/ounce
Mở cửa phiên giao dịch sáng nay, giá vàng thế giới tăng vọt lên 1.640 USD nhưng ngay sau đó lại lao dốc về sát 1.615 USD/ounce.
Dù phục hồi lên ngưỡng 1.630 USD nhưng sau đó vàng đã điều chỉnh và mất mốc này. Lúc 7h45 theo giờ Việt Nam, giá vàng giao ngay được giao dịch quanh 1.625,90 USD/ounce, giảm nhẹ 3,10 USD (0,19%), đến 10h30 vàng ở mức 1.609,8 USD/ounce.
Vàng đang bị tác động bởi chỉ số chứng khoán Châu Á tăng điểm phiên sáng nay. Tuy nhiên, tâm lý thị trường tiếp tục lạc quan khi tỷ lệ báo giá vàng tăng tuần này vẫn chiếm đa số. Cụ thể, có tới 71% chuyên gia nhận định giá vàng tăng, chỉ có 7% cho rằng giá vàng giảm còn lại 21% giữ quan điểm trung lập. Còn đối với kết quả khảo sát trực tuyến trên thị trường, cũng có 71% nhà đầu cho rằng giá vàng vào tuần tới, chỉ có 15% cho rằng giá giảm và 13% cho rằng giá vàng đi ngang.
Tuần trước, vàng thế giới ghi nhận tuần tăng giá lớn nhất kể từ tháng 9/2008 và đang ở mức giá cao nhất kể từ ngày 12/3, nằm trong vùng giá cao nhất kể từ năm 2013 tới nay.
Dịch Covid-19 bùng phát và tác động nặng nề lên nền kinh tế toàn cầu đang thúc đẩy vai trò trú ẩn an toàn của kim loại quý. Trong tuần, vàng kỳ hạn giao tháng 4 đã tăng 9,5% mức tăng tốt nhất từ nhiều năm trở lại đây, kể từ mức 13% vào 9/2008. Các nhà đầu tư kiếm được một khoản lợi nhuận lớn từ kim loại quý trước bối cảnh ảnh hưởng của thị trường tài chính trước dịch bệnh covid-19. Vàng cũng bị áp lực phần nào bởi đồng đô la hồi phục sau khi thông qua gói kích thích trị giá 2 nghìn tỷ USD tại Hạ viện. Đây là dự luật hỗ trợ thứ ba và là dự luật có số tiền lớn nhất của Chính phủ Mỹ nhằm đối phó với dịch COVID-19.
Dự luật đầu tiên trị giá 8,3 tỷ USD tập trung vào các quan cơ y tế và những người phải ứng phó đầu tiên với dịch, trong khi dự luật thứ 2 trị giá 104 tỷ USD được Tổng thống Donald Trump ký ngày 18/3 nhằm hỗ trợ người lao động nghỉ phép khẩn cấp, xét nghiệm SARS-CoV-2 miễn phí và bảo hiểm thất nghiệp mở rộng.
Về dài hạn, giá vàng được dự báo tiếp tục tăng cao. Gary Wagner, nhà môi giới hàng hóa và phân tích thị trường nhận định với Kitco, chênh lệch lớn giữa giá vàng giao ngay với giá vàng giao trong tất cả các tháng còn lại của năm 2020 là một diễn biến khác biệt chưa từng được ghi nhận.
Ông George Gero, Giám đốc điều hành RBC Wealth Management, cho biết: “Tôi nghĩ rằng vàng sẽ tăng vào tuần tới, nhất là sau cuộc bỏ phiếu về gói kích thích kinh tế tại Hạ viện Mỹ có được thông qua hay không. Cùng thời điểm đó, gói kích thích kinh tế được G20 hứa hẹn cũng có hiệu lực”.
Trong khi đó, Mark Leibovit, nhà xuất bản VR Metals/Resource Letter, cho biết: “Với tôi, vàng đang ở trạng thái trung lập. Tuy nhiên, không có khả năng vàng về khoảng giữa 1.400 USD/oz mặc dù chu kỳ giảm giá thường rơi vào mùa hè”.

Nguồn: VITIC