Giá quặng sắt tại Đại Liên ngày 7/4/2020 giảm gần 3% do đại dịch virus corona ảnh hưởng đến nhu cầu nguyên liệu sản xuất thép.
Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 5/2020 trên sàn Đại Liên giảm 2,2% xuống 632 CNY (89,31 USD)/tấn, trước đó trong phiên giá quặng sắt giảm 2,9% xuống 627 CNY/tấn.
Nhu cầu quặng sắt tại Trung Quốc giảm do một số nhà sản xuất thép tại các nước khác cắt giảm sản lượng, do vậy giá quặng sắt vẫn chịu áp lực giảm, thương nhân có trụ sở tại Thượng Hải cho biết.
Xuất khẩu quặng sắt của Brazil và Australia sang Trung Quốc tăng lên 68,6 triệu tấn trong tháng 3/2020 so với 60,2 triệu tấn tháng 2/2020.
Giá thanh cốt thép kỳ hạn tháng 5/2020 trên sàn Thượng Hải giảm 0,2% xuống 3.198 CNY/tấn. Giá thép cuộn cán nóng tăng 0,3% lên 3.045 CNY/tấn. Giá thép không gỉ trên sàn Thượng Hải tăng 0,5% lên 12.000 CNY/tấn.
Giá quặng sắt 62% Fe giao ngay sang Trung Quốc tăng 1,5 USD lên 83 USD/tấn.
Giá các nguyên liệu sản xuất thép khác diễn biến trái chiều, với giá than luyện cốc trên sàn Đại Liên giảm 0,3% xuống 1.211 CNY/tấn, trong khi giá than cốc tăng 0,6% lên 1.746 CNY/tấn.
Đại dịch virus corona đã làm hơn 1,27 triệu người trên toàn cầu bị nhiễm bệnh và 70.395 người tử vong.
Nguồn cung nickel suy giảm sau khi ngừng hoạt động liên quan đến virus corona và thua lỗ do giá giảm.
Các thông tin khác:
Quặng sắt: Theo tình hình hiện nay, nhu cầu quặng sắt bị ảnh hưởng bởi xu hướng đình chỉ từ các nhà máy thép trên thế giới, chủ yếu nhằm ngăn chặn virus corona lây lan.
Dự đoán thị trường cũng đề cập đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu có thể giảm trong năm nay, với khoảng 12% hàng năm, điều này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu thép toàn cầu và tác động hơn nữa đến quặng sắt.
Tóm lại, tổng nhu cầu quặng sắt trong năm nay có thể giảm khoảng 23-46 triệu tấn.
Thép: Tổng xuất khẩu thép từ Nhật Bản trong 2 tháng đầu năm 2020 đạt 580 triệu tấn, tăng 21% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, xuất khẩu thép từ Trung Quốc trong 2 tháng đầu năm 2020 giảm 27% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nhu cầu thị trường suy yếu, ngày càng nhiều nhà sản xuất thép Nhật Bản quyết định đình chỉ sản xuất và một số cắt giảm sản lượng để ngăn chặn thua lỗ, giá thị trường có thể giảm.
Viện Thép Brazil (IABr) cho biết, trong 2 tháng đầu năm 2020 nước này nhập khẩu 380.000 tấn sản phẩm thép, giảm 0,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Kim ngạch nhập khẩu đạt 390 triệu USD, giảm 6,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong cùng giai đoạn, Brazil xuất khẩu 1,9 triệu tấn sản phẩm thép, giảm 25,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Kim ngạch xuất khẩu giảm 38,6% so với cùng kỳ năm ngoái xuống 910 triệu USD.
Trong tháng 2/2020, Brazil nhập khẩu 150.000 tấn sản phẩm thép và xuất khẩu 750.000 tấn, giảm 26,6% và 16,4% so với tháng 2/2019 theo thứ tự lần lượt.
Thép thô: Ukraine sản xuất khoảng 1,8 triệu tấn thép thô trong tháng 3/2020, giảm 9,1% so với tháng 3/2019. Sản lượng thép thành phẩm giảm 7,9% so với tháng 3/2019 xuống 1,6 triệu tấn. Sản lượng gang giảm 5,6% so với tháng 3/2019 xuống 1,8 triệu tấn.
Trong 3 tháng đầu năm 2020, Ukraine sản xuất 4,7 triệu tấn sản phẩm thép thành phẩm, tăng 3,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Ukraine cũng sản xuất 5,3 triệu tấn thép thô và 5,1 triệu tấn gang, giảm 3% và 2% theo thứ tự lần lượt so với cùng kỳ năm ngoái.
Viện Thép Brazil (IABr) cho biết, trong tháng 2/2020 nước này sản xuất 2,7 triệu tấn thép thô, giảm 1,3% so với tháng 2/2019.
Doanh số bán thép thị trường nội địa tăng 3,1% so với tháng 2/2019 lên 1,5 triệu tấn và tiêu thụ thép đạt 1,7 triệu tấn, tăng 0,9% so với tháng 2/2019.
Trong 2 tháng đầu năm 2020, Brazil sản xuất 5,4 triệu tấn thép thô, giảm 6,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Tiêu thụ thép tăng 5% so với cùng kỳ năm ngoái lên 3,1 triệu tấn.
Thép phế liệu: Hiệp hội các nhà sản xuất sắt và thép Thổ Nhĩ Kỳ (TCUD) cho biết, trong 2 tháng đầu năm 2020 nước này nhập khẩu 3,48 triệu tấn thép phế liệu, tăng gần 60% so với cùng kỳ năm ngoái. Kim ngạch nhập khẩu đạt 986 triệu USD, tăng 42,9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong số đó, nhập khẩu từ EU tăng 67,2% lên 2,2 triệu tấn và từ Mỹ tăng 75,5% lên 700.000 tấn.

Nguồn: VITIC/Reuters