Nền kinh tế tăng trưởng 1,4%/năm trong quý III, cao hơn một chút so với ước tính trung bình cho tăng trưởng là 1,3%, số liệu của Văn phòng Nội các cho thấy vào ngày 15/11.
Tiếp đó, tăng trưởng kinh tế được sửa đổi là 2,6% trong quý II.
Chi tiêu tiêu dùng lần đầu tiên giảm trong 7 quý nhưng dự kiến đây chỉ là tạm thời vì nền kinh tế đang cung cấp gần đầy đủ việc làm, điều này sẽ thúc đẩy tiêu dùng trong nước trong tương lai.
Chi tiêu vốn tăng và xuất khẩu mạnh sẽ là động lực cho tăng trưởng kinh tế, điều này sẽ làm dịu đi những lo ngại về lạm phát chậm chạp.
Nhà kinh tế học cao cấp Hidenobu Tokuda của Viện nghiên cứu Mizuho cho biết, "Tốc độ tăng trưởng tiềm năng của Nhật Bản là khoảng 1%, vì vậy kết quả trong quý III cho thấy tốc độ tăng trưởng thực tế là khá cao.”
"Thị trường việc làm đang làm tốt lên việc chi tiêu tiêu dùng chắc chắn sẽ tăng lên trong tương lai.”
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng 0,3% so với quý trước, tương ứng với dự báo trung bình và theo sau sự gia tăng 0,6% trong quý II, theo số liệu Văn phòng Nội các vào ngày 15/11.
Kết quả cho thấy kinh tế Nhật Bản đã tăng trong 7 quý liên tiếp, thời kỳ tăng trưởng dài nhất kể từ giai đoạn 8 quý từ tháng 4 /6/1999 đến tháng 1/3/2001.
Nhu cầu bên ngoài - hoặc xuất khẩu trừ nhập khẩu - là động lực chủ yếu cho tăng trưởng, tăng 0,5%.
Xuất khẩu ô tô và linh kiện điện tử sang các thị trường Mỹ và Châu Á đã tăng mạnh trong quý III, phản ánh nhu cầu toàn cầu đang cải thiện, một quan chức Văn phòng Nội cho biết.
Tuy nhiên, nhu cầu bên ngoài giảm 0,2 điểm phần trăm so với tăng trưởng GDP trong quý II.
Tiêu dùng cá nhân, chiếm khoảng 2/3 GDP, giảm 0.5% so với quý trước, cao hơn dự đoán trung bình của sự sụt giảm 0, 3%, đây là lần đầu tiên suy giảm kể từ quý IV/2015.
Sự sụt giảm này được thúc đẩy bởi chi tiêu thấp hơn ở các nhà hàng và khách sạn, cũng như giảm chi tiêu cho ôtô và điện thoại di động. Thời tiết xấu trong quý có thể gây tổn hại cho chi tiêu, quan chức này cho biết.
Bộ trưởng Kinh tế Nhật Bản Toshimitsu Motegi phát biểu với các phóng viên: "Không có thay đổi nào cho quan điểm của chúng tôi, nền kinh tế đang hồi phục vừa phải.”
"Chúng ta cần khôi phục lại sự bền vững, vì vậy chúng ta sẽ tiến hành cải cách nhằm nâng cao năng suất của Nhật Bản.”
Chi tiêu vốn tăng 0.2% trong quý III so với quý trước, thấp hơn ước tính trung bình tăng 0, 3% nhưng vẫn tăng quý thứ tư liên tiếp.
Chuyên gia kinh tế trưởng Marcel Thielant, kinh tế học của Capital Economics, cho biết các dữ liệu sẵn có cho thấy hoạt động kinh tế tiếp tục phát triển trong quý hiện tại, ghi nhận thu nhập hộ gia đình duy trì tăng vững chắc và nhu cầu từ bên ngoài đang giữ vững.
"Tuy nhiên, nền kinh tế đang gặp khó khăn về năng lực, cho thấy tăng trưởng sẽ bắt đầu chậm lại trong năm tới. Chúng tôi nhắc lại dự báo của chúng tôi rằng tăng trưởng sẽ giảm từ 1,5% năm nay xuống còn 1% vào năm 2019", ông cho biết.
Chính phủ Nhật Bản sẽ công bố gói giải pháp kinh tế vào cuối năm nhằm tăng đầu tư cho đào tạo kỹ năng và nâng cao năng suất.
Sự tăng trưởng dài hạn này nên khuyến khích Ngân hàng Nhật Bản kiềm chế với khung nới lỏng tiền tệ hiện nay với lập luận của họ rằng áp lực lạm phát sẽ thấm qua nền kinh tế chừng nào sự tăng trưởng vẫn đang đi đúng hướng.
Nguồn: VITIC/Reuters