Cục thống kê liên bang cho biết xuất khẩu tăng 0,7% trong tháng 7/2019 do điều chỉnh theo mùa, trong khi nhập khẩu giảm 1,5%. Thặng dư thương mại tăng lên 20,2 tỷ euro (22,3 tỷ USD) sau khi điều chỉnh giảm xuống 18 tỷ euro trong tháng trước đó.
Một thăm dò các nhà kinh tế của Reuters chỉ ra xuất khẩu giảm 0,5% và nhập khẩu giảm 0,3%, trong khi thặng dư thương mại được dự kiến ở mức 17,5 tỷ euro.
Volker Treier, nhà kinh tế thuộc Phòng thương mại và công nghiệp DIHK cho biết “tăng nhẹ xuất khẩu trong tháng 7 không phải lý do vui mừng về ngoại thương”.
Cố vấn kinh tế Nhà Trắng Larry Kudlow cho biết xung đột thương mại Mỹ - Trung Quốc có thể mất nhiều năm để giải quyết, mặc dù Washington muốn giải quyết trong ngắn hạn dựa vào các cuộc đàm phán trong tháng 9 và tháng 10/2019.
Số liệu xuất khẩu của Đức mạnh hơn dự kiến một lần nữa đã giảm lo lắng rằng nền kinh tế này có thể rơi vào suy thoái trong quý 3/2019.
Trong bối cảnh đó, Ngân hàng Trung ương Châu Âu dự kiến triển khai các kích thích mới tại cuộc họp chính sách trong ngày 12/9/2019.
GDP của Đức trong quý 2/2019 giảm 0,1% so với quý trước do xuất khẩu yếu hơn, với doanh số xuất khẩu giảm chủ yếu bởi Anh và nhu cầu dưới trung bình từ Trung Quốc.
Các nhà kinh tế định nghĩa suy thoái kỹ thuật khi GDP suy giảm ít nhất trong 2 quý liên tiếp.
Số liệu cho thấy trong 7 tháng đầu năm nay, xuất khẩu của Đức tăng 1%, với các thị trường bên ngoài liên minh Châu Âu đóng góp mạnh nhất (ghi nhận tăng 2,9%).
Hiệp hội thương mại nước ngoài BGA cho biết rằng trái ngược với kinh doanh tại Châu Âu (đang bị thiệt hại bởi tình trạng Brexit không rõ ràng) kinh doanh với Mỹ đang tốt.
Thủ tướng Đức Angela Merkil cho biết trong cuộc viếng thăm Bắc Kinh ngày 6/9 vừa qua rằng cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đang ảnh hưởng tới toàn bộ thế giới và bà hy vọng nó sẽ sớm được giải quyết.
Với xuất khẩu ra nước ngoài bị thiệt hại, suy thoái kinh tế toàn cầu và cuộc chạy đua Brexit ngày càng hỗn hoạn, phần lớn đà tăng trưởng của Đức hiện nay được tạo ra nhờ trong nước.
Tỷ lệ thất nghiệp đã điều chỉnh theo mùa tăng trong tháng 8/2019, làm xói mòn trụ cột tăng trưởng đã hỗ trợ nền kinh tế theo truyền thống dựa vào xuất khẩu của Đức.
Chính phủ dự kiến tăng trưởng kinh tế chậm lại xuống 0,5% trong năm nay từ 1,5% trong năm trước. Điều này sẽ là sự phát triển yếu nhất kể từ năm 2013 khi khu vực eurozone khó khăn trong bối cảnh khủng hoảng nợ công.
Nguồn: VITIC/Reuters
 

Nguồn: Vinanet