Theo đó, ngành đánh bắt cá và nuôi trồng thủy sản dự kiến sẽ bước vào một thập kỷ giá danh nghĩa tăng cao hơn.
Các yếu tố thúc đẩy xu hướng này gồm thu nhập, tăng trưởng dân số và giá thịt bên phía cầu; và khả năng sản lượng đánh bắt cá giảm vì các chính sách ở Trung Quốc, cùng với sự suy giảm tăng trưởng sản lượng nuôi trồng thủy sản và áp lực chi phí từ một số yếu tố đầu vào quan trọng như thức ăn, năng lượng và dầu thô, bên phía nguồn cung.
Ngoài ra, sự suy giảm sản lượng khai thác cá và nuôi trồng thủy sản của Trung Quốc sẽ thúc đẩy giá tăng cao ở Trung Quốc, kéo giá trên thế giới lên theo.
"Sự gia tăng giá trung bình của cá nuôi trồng (19% trong giai đoạn dự tính) sẽ lớn hơn so với giá cá đánh bắt tự nhiên (không kể cá phi thực phẩm) (17%)", FAO cho biết.
"Giá tăng, cùng với nhu cầu cao của người tiêu dùng, sẽ thúc đẩy giá cá trung bình giao dịch quốc tế trong năm 2030 tăng 25% so với năm 2016".
Ngoài ra, giá bột cá và dầu cá dự kiến sẽ duy trì xu hướng đi lên trong giai đoạn dự báo, với mức tăng trưởng lần lượt là 20% và 16%, theo giá danh nghĩa vào năm 2030, nhờ nhu cầu toàn cầu tăng mạnh.
Trong khi đó, giá thức ăn tăng cao có thể ảnh hưởng đến các loài trong nuôi trồng thủy sản, với sự dịch chuyển sang những loài có nhu cầu tiêu thụ thức ăn giá rẻ hơn, và/hoặc ít hơn hoặc không cần ăn.
Ngoài ra, FAO cho biết thêm, trong điều kiện thực tế, được điều chỉnh theo lạm phát, giả định giá sẽ giảm nhẹ trong giai đoạn dự báo, nhưng sẽ vẫn ở mức cao. Đối với các mặt hàng thủy sản nói riêng, biến động giá có thể rõ rệt hơn vì sự thay đổi nguồn cung hoặc nhu cầu.
"Vì nuôi trồng thủy sản được cho là chiếm tỷ trọng lớn hơn trong nguồn cung cá thế giới, nuôi trồng thuỷ sản có thể có tác động mạnh hơn đến sự hình thành giá cả trong ngành nói chung (về cả sản xuất và thương mại)", theo FAO.
Nguồn: Vietnambiz.vn