Gạo nguyên liệu IR 504 hè thu 7.900 – 8.000 đồng/kg, loại gạo thành phẩm IR 504 hè thu 9.350 đồng/kg; tấm 1 IR 504 hè thu 7.700 – 7.800 đồng/kg; cám vàng 5.650 – 5.700 đồng/kg.
Giá lúa gạo tại An Giang ngày 15/7/2020
ĐVT: đồng/kg

Tên mặt hàng

Ngày 15/7/2020

Ngày 9/7/2020

Thay đổi

Lúa tươi

- Nếp vỏ tươi

5.400 - 5.600

 

 

- Lúa Jasmine

5.800 – 6.000

5.700 - 5.850

Tăng 100 – 150

- Lúa IR 50404

5.000 - 5.200

5.000 - 5.050

Tăng 150

- Lúa OM 9577

5.400 - 5.500

5.100 - 5.200

Tăng 300 – 100

- Lúa OM 9582

5.400 - 5.550

5.150 - 5.200

Tăng 250 -350

- Lúa Đài thơm 8

5.700 - 5.900

5.200 - 5.400

Tăng 500

- Lúa OM 5451

5.400 - 5.600

5.000 - 5.200

Tăng 400

- Lúa Nàng Hoa 9

5.500 - 5.600

-

 

- Lúa OM 4218

5.600

 

 

- Lúa OM 6976

5.400 - 5.600

5.400 - 5.500

Tăng 100

- Lúa Nhật

7.000 - 7.500

7.000 - 7.500

0

- Lúa Nàng Nhen (khô)

10.000

10.000

0

- Lúa IR 50404 (khô)

5.600 – 6.000

5.400 - 5.600

Tăng 200 - 400

Lúa khô

- Nếp ruột

13.000 - 14.000

13.000 - 14.000

0

- Gạo thường

10.800 - 11.500

10.500 - 11.500

+300

- Gạo Nàng Nhen

16.000

16.000

0

- Gạo thơm thái hạt dài

18.000 - 19.000

18.000 - 19.000

0

- Gạo thơm Jasmine

14.600 - 15.500

14.500 - 15.500

+100

- Gạo Hương Lài

19.200

19.200

0

- Gạo trắng thông dụng

11.500

11.500

0

- Gạo Sóc thường

14.500

14.500

0

- Gạo thơm Đài Loan trong

21.200

21.200

0

- Gạo Nàng Hoa

16.500

16.500

0

- Gạo Sóc Thái

18.500

18.500

0

- Tấm thường

11.500

11.500

0

- Tấm thơm

12.500

12.500

0

- Tấm lài

10.500

10.500

0

- Gạo Nhật

22.500

22.500

0

- Cám

6.000 - 6.200

6.000 - 6.200

0

Theo Baocongthuong, Hiệp định EVFTA là cơ hội lớn để tăng xuất khẩu gạo. Năm 2019 xuất khẩu gạo sang EU (trừ Anh) đạt 10,9 triệu USD, tăng 92,4% so với năm 2018. Hiện, thuế suất xuất khẩu gạo sang EU là 175 Euro/tấn với gạo xay xát (khoảng 4,67 triệu đồng/tấn), 65 Euro/tấn với gạo tấm và 211 Euro/tấn với thóc.
Theo cam kết EVFTA, EU dành cho Việt Nam hạn ngạch 80.000 tấn gạo/năm gồm: 30.000 tấn gạo xay xát, 20.000 tấn gạo chưa xay xát và 30.000 tấn gạo thơm. EU sẽ tự do hóa hoàn toàn đối với gạo tấm, cam kết này giúp Việt Nam có thể XK khoảng 100.000 tấn vào EU hàng năm. Đối với sản phẩm từ gạo, EU sẽ đưa thuế suất về 0% sau 3 - 5 năm.
Ông Phạm Thái Bình - Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Trung An - cho biết, trước đây, XK gạo của Việt Nam vào thị trường EU bị áp thuế rất cao, tới 45%. Thậm chí, một số nước trong khối EU áp mức thuế nhập khẩu với gạo Việt Nam lên tới 100% hoặc cao hơn. Trong khi đó, gạo Campuchia được miễn thuế nhập khẩu vào EU nên gạo XK của Việt Nam kém cạnh tranh. Khi EVFTA đi vào thực thi, thuế suất giảm và tiệm cận về mức 0%, sẽ là cơ hội lớn đối với doanh nghiệp (DN), giúp gạo Việt Nam cạnh tranh tốt với các đối thủ tại thị trường EU.
Dù cơ hội lớn, tuy nhiên, để gạo Việt vào được thị trường EU, thách thức cũng không nhỏ. Bởi lẽ, EU yêu cầu khắt khe về chất lượng sản phẩm với các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường, uy tín của DN. Thêm vào đó, thị trường này lại đang chuộng các sản phẩm gạo của Thái Lan, Campuchia, Myanmar… và trong tổng số hạn ngạch dành cho gạo Việt Nam lại có một lượng dành cho các chủng loại gạo đặc sản, hiện sản lượng và vùng trồng các chủng loại gạo này cũng không lớn.
Riêng với gạo thơm, theo quy định, các lô hàng gạo thơm thuộc diện hạn ngạch thuế quan khi XK vào thị trường EU, để được hưởng thuế suất 0% theo hạn ngạch phải có giấy chứng nhận đúng chủng loại được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam nêu rõ gạo thuộc một trong các chủng loại gạo được hưởng ưu đãi theo hạn ngạch thuế quan của EVFTA.
Tại Hội nghị “Hỗ trợ DN tận dụng cơ hội phát triển XK nông, lâm, thủy sản sang thị trường EU, thực thi hiệu quả Hiệp định EVFTA”, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết: Gạo là mặt hàng nhạy cảm và nội khối EU sản xuất gạo nên việc đàm phán mở cửa mặt hàng này rất khó khăn. Để tận dụng hiệu quả các lợi ích từ Hiệp định EVFTA, Việt Nam và EU đã thống nhất chủng loại gạo và những yêu cầu cần đáp ứng khi XK. Chính vì vậy, các lô hàng XK phải có sự xác nhận và kiểm soát từ phía Việt Nam nhằm đảm bảo đúng chủng loại, chất lượng theo yêu cầu.
Các DN đánh giá cao sự chủ động vào cuộc của Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) nhằm tháo gỡ khó khăn cho DN XK gạo, để trong trường hợp nếu không có nghị định vẫn có những cơ chế để cho DN kịp thời ngày 1/8 được hưởng thuế suất 0%. Đồng thời, đại diện DN kiến nghị, Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương đẩy nhanh giải quyết các thủ tục hành chính về cấp giấy chứng nhận chủng loại gạo, cấp C/O..., tránh trường hợp DN có đơn hàng XK vào EU nhưng lại tuột mất cơ hội.
Một trong những yếu tố tiên quyết để gạo Việt Nam chinh phục thị trường EU là chất lượng. Nếu sản phẩm có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật hoặc chất cấm sẽ rất khó nhập vào thị trường này. Vì thế, thay đổi trong canh tác, trồng trọt so với trước đây là giải pháp tối ưu. Bên cạnh sự hỗ trợ từ cơ quan chức năng, DN cần xây dựng vùng nguyên liệu, chuỗi liên kết sản xuất, thương hiệu gạo của Việt Nam để có thể chắc chân ở những thị trường lớn. Xu thế sử dụng gạo ở EU đang tăng lên đáng kể do sự phổ biến của thức ăn châu Á tại đây. Theo thống kê, mỗi năm EU tiêu thụ khoảng 2,5 triệu tấn gạo.

Nguồn: VITIC