Nếu tính bằng đồng euro, thì giá trị xuất khẩu thủy sản của Na Uy tháng 5/2023 đã giảm 8% và tính bằng USD thì giảm 5% so với tháng 5/2022.
Tính từ đầu năm 2023 đến nay, xuất khẩu thủy sản trị giá 67,5 tỷ NOK, tăng 9,9 tỷ NOK so với cùng kỳ năm 2022. Tháng 5 là tháng xuất khẩu thấp nhất trong năm tính bằng đồng euro.
Tính theo đồng kroner Na Uy, tháng 5 là tháng xuất khẩu mạnh thứ hai trong năm. Tuy nhiên, nếu tính bằng đồng euro, là loại tiền tệ giao dịch nhiều nhất, kết quả sẽ thay đổi hoàn toàn, tháng 5 là tháng xuất khẩu thấp nhất trong năm.
Tháng 5/2023 khối lượng xuất khẩu cá tuyết, cá trích, cá hồi đốm, cá hồi hồng, cá minh thái và cua tuyết giảm, trong khi xuất khẩu cá thu và cá tuyết chấm đen tăng. Châu Á và Bắc Mỹ chiếm tỷ trọng xuất khẩu ngày càng tăng
Về thị trường xuất khẩu, châu Âu vẫn là thị trường lớn nhất của thủy sản Na Uy. Tháng 5, thị phần xuất khẩu sang châu Âu là 68%, tiếp theo là châu Á chiếm 21% và Bắc Mỹ chiếm 9%.
Mặc dù lạm phát chung đang giảm ở nhiều thị trường nhưng lạm phát lương thực ở châu Âu vẫn rất cao. Nhiều người tiêu dùng đang điều chỉnh thói quen mua sắm bằng cách chọn sản phẩm rẻ hơn và mua nhiều thực phẩm giảm giá và hạn chế tiêu thụ cả thịt và cá.
Christian Chramer cho biết: “Trong những tháng gần đây, tổng lượng tiêu thụ cá hồi, cá tuyết và hải sản trong nước giảm tại tất cả các thị trường hải sản lớn ở châu Âu”.
Giá thủy sản giảm
Giám đốc điều hành của Hội đồng Thủy sản Na Uy nhấn mạnh rằng giá thực phẩm tăng cao đối với người tiêu dùng không nhất thiết mang lại lợi ích cho các nhà sản xuất thực phẩm.
Theo chỉ số giá lương thực của FAO, giá nguyên liệu thô của một số loại thực phẩm đã bắt đầu giảm. Xu hướng tương tự cũng diễn ra đối với xuất khẩu thủy sản của Na Uy.
Chramer cho biết, giá xuất khẩu tính bằng Euro đang giảm đối với nhiều sản phẩm thủy sản của Na Uy, có tới 8 trong số 10 sản phẩm xuất khẩu lớn nhất trong tháng 5/2023 thấp hơn so với tháng 4 và một nửa có giá xuất khẩu thấp hơn so với tháng 5/2022
Thị trường xuất khẩu thủy sản
Tháng 5/2023 thủy sản của Na Uy đã được xuất khẩu sang tổng số 115 quốc gia, ít hơn 2 thị trường so với tháng 5/2022. Các thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất là Đan Mạch, Ba Lan và Mỹ. Xuất khẩu sang Mỹ có mức tăng lớn nhất 30% so với tháng 5/2022, đạt 251 triệu NOK, khối lượng đạt 8.345 tấn, tăng 16%.
Tháng 5/2023 Na Uy đã xuất khẩu 82.148 tấn cá hồi, tương đương 9,6 tỷ NOK, giảm 2% về khối lượng nhưng tăng 14% về giá trị so với tháng 5/2022. Ba Lan, Mỹ và Đan Mạch là những thị trường tiêu thụ cá hồi lớn nhất của Na Uy. Tại thị trường quan trọng nhất của cá hồi Na Uy là EU, đã có xu hướng giảm, xuất khẩu cá hồi tươi nguyên con sang EU khối lượng giảm 6% trong tháng 5, xuống còn 44.874 tấn, giá trị tính bằng đồng euro giảm 4%.
Xuất khẩu sang Châu Á tăng
Tỷ trọng xuất khẩu thủy sản trong tháng 5/2023 sang châu Á là 22%, đây là tỷ lệ cao nhất kể từ đầu những năm 2000. Aandahl cho biết: “Trung Quốc có mức tăng trưởng lớn nhất là 218 triệu NOK, tương đương tăng 83% so với tháng 5/2022”.
Xuất khẩu cá hồi sang Trung Quốc tăng mạnh
Khối lượng cá hồi xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 3.297 tấn, cao hơn 86% so với tháng 5/2022. Trong tháng 5/2022 Thượng Hải ngừng hoạt động hoàn toàn do đại dịch corona. Andreas Thorud, đặc phái viên của Hội đồng Hải sản Na Uy tại Trung Quốc cho biết kể từ đầu năm 2023, việc mở cửa trở lại ở Trung Quốc đã tạo ra nhu cầu mạnh mẽ đối với cá hồi. Ngoài Trung Quốc, xuất khẩu cá hồi sang Hàn Quốc và Thái Lan cũng đang tăng mạnh.
Tháng 5/2023, Na Uy đã xuất khẩu 3.085 tấn cá hồi trị giá 361 triệu NOK, giảm 24% về khối lượng và
giảm 13% về trị giá so với tháng 5/2022. Mỹ, Thái Lan và Litva là những thị trường xuất khẩu lớn nhất.
Xuất khẩu sang Ba Lan có mức tăng giá trị lớn nhất, tăng 301% tương đương 16 triệu NOK so với tháng 5/2022. Khối lượng xuất khẩu sang Ba Lan đạt 201 tấn, tăng 213%.
Xuất khẩu cá tuyết tươi giảm
Tháng 5/2023 Na Uy đã xuất khẩu 4.277 tấn cá tuyết tươi trị giá 246 triệu NOK, giảm 9% về khối lượng nhưng tăng 13% về trị giá so với tháng 5/2022, xuất khẩu chủ yếu sang Đan Mạch, Hà Lan và Thụy Điển.
Việc giảm sản lượng khai thác cá tuyết tươi cũng tiếp tục trong tháng 5 và ngay cả khi xuất khẩu cá tuyết nuôi tăng lên, điều này dẫn đến tổng xuất khẩu cá tuyết tươi giảm.
Có khoảng 10,5% giá trị xuất khẩu cá tuyết tươi trong tháng 5 là cá tuyết nuôi và khối lượng xuất khẩu cá tuyết nuôi tăng từ 100 tấn trong tháng 5/2022 lên hơn 500 tấn trong tháng 5/2023.
Ông Eivind Hestvik Brækkan – chuyên gia của Hội đồng thủy sản Na Uy cho biết: Khối lượng cá tuyết tươi xuất khẩu sang thị trường Đan Mạch giảm, trong khi Tây Ban Nha và Pháp tăng đáng kể. Tất cả cá tuyết tươi xuất khẩu trực tiếp sang Tây Ban Nha trong tháng 5 đều là cá tuyết nuôi, trong khi sang Pháp, khối lượng cả phi lê và cá tuyết nguyên con đánh bắt tự nhiên đều tăng.
Khối lượng xuất khẩu sang Tây Ban Nha tháng 5/2023 tăng 70%, đạt 177 tấn và giá trị xuất khẩu đạt 11 triệu NOK. Khối lượng xuất khẩu sang Pháp tăng hơn gấp đôi lên 163 tấn và tổng giá trị xuất khẩu là 10,2 triệu NOK;
Xuất khẩu cá tuyết đông lạnh giảm
Tháng 5/2023 Na Uy đã xuất khẩu 7.256 tấn cá tuyết đông lạnh với trị giá 403 triệu NOK, giảm 11% về khối lượng và giảm 8% về trị giá so với tháng 5/2022. Anh, Trung Quốc và Ba Lan là những thị trường lớn nhất đối với cá tuyết đông lạnh. Sự sụt giảm đối với cá tuyết đông lạnh là do khối lượng xuất sang Trung Quốc giảm gần một nửa, giảm từ 2.100 tấn trong tháng 5/2022 xuống còn 1.200 tấn trong tháng 5/2023. Vương quốc Anh có mức tăng giá trị lớn nhất 64% trong tháng 5.
Khối lượng xuất khẩu cá tuyết nguyên con đông lạnh sang Vương quốc Anh trong tháng 5 đạt 1.900 tấn, tăng 58% so với tháng 5/2022. Xuất khẩu cá tuyết nguyên con đông lạnh và philê đông lạnh sang Anh đều tăng. Từ đầu năm đến nay, hơn 7.000 tấn cá tuyết đông lạnh đã được xuất khẩu sang Vương quốc Anh, tương đương 5 tháng đầu năm 2022.
Tháng 5/2023 Na Uy đã xuất khẩu 4.600 tấn cá cảnh với tổng trị giá 330 triệu NOK, giảm 43% về khối lượng và giảm 38% về trị giá so với tháng 5/2022. Bồ Đào Nha, Cộng hòa Dominica và Brazil là những thị trường xuất khẩu cá cảnh lớn nhất của Na Uy.
Khối lượng xuất khẩu cá tuyết vây giảm 54% xuống 1.500 tấn và giá trị xuất khẩu đạt 178 triệu NOK, trong đó khối lượng xuất khẩu cá vây lưới giảm 37% xuống 2.650 tấn và giá trị xuất khẩu 126 triệu NOK.
Eivind Hestvik Brækkan – chuyên gia phân tích thủy sản của Hội đồng thủy sản Na Uy cho biết: Cả cá tuyết và cá minh thái đều có khối lượng xuất khẩu giảm đáng kể sang tất cả các thị trường lớn nhất trong tháng 5.
Xuất khẩu cá muối giảm lượng nhưng tăng giá trị
Tháng 5/2023 Na Uy đã xuất khẩu 4.311 tấn cá muối với giá trị 374 triệu NOK, giảm 17% về khối lượng nhưng tăng 3% về trị giá so với tháng 5/2022. Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Italia là những thị trường nhập khẩu cá muối lớn nhất; xuất khẩu sang Bồ Đào Nha có mức tăng giá trị lớn nhất, tăng 23 triệu NOK, tương đương tăng 7%, so với tháng 5/2022. Khối lượng xuất khẩu sang Bồ Đào Nha đạt 3.762 tấn, giảm 13%.
Xuất khẩu cá khô tăng
Tháng 5/2023 Na Uy đã xuất khẩu 163 tấn cá khô với giá trị 47 triệu NOK, giảm 13% về khối lượng nhưng tăng 39% về trị giá so với tháng 5/2022. Italia, Mỹ, Anh là thị trường tiêu thụ cá khô lớn nhất; trong đó, xuất khẩu sang thị trường lớn nhất là Italia giảm 21%, xuống còn 85 tấn, giá trị đạt 27 triệu NOK, tăng 18%. Tính chung từ đầu năm đến nay, xuất khẩu cá khô sang Italia đạt 920 tấn, giảm 2% so với cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu cá trích giảm
Tháng 5/2023 Na Uy đã xuất khẩu 10.308 tấn cá trích trị giá 182 triệu NOK, giảm 52% về khối lượng và giảm 33% về trị giá so với tháng 5/2022. Ba Lan, Ai Cập và Pháp là những thị trường lớn nhất của cá trích trong tháng 5. Hoạt động đánh bắt cá trích ở Biển Bắc bắt đầu vào tuần 18 và sản lượng đánh bắt thấp hơn nhiều so với vụ bội thu tháng 5/2022. Tính đến cuối tuần 21 (28/5/2023), các tàu thuyền của Na Uy đã cập cảng 11.000 tấn, giảm so với con số 26.500 tấn trong cùng kỳ năm 2022.
Vào tháng 5/2023, Hội đồng Khai thác Biển Quốc tế (ICES) đã công bố hạn ngạch cho cá trích Biển Bắc năm 2024 tăng 28,3% lên 532.000 tấn, so với 403.000 tấn trong năm 2023.
Ai Cập là thị trường xuất khẩu cá trích nguyên con lớn nhất, chiếm khoảng một nửa tổng số cá trích nguyên con đông lạnh từ Na Uy. Trong 5 tháng đầu năm 2023 có tổng cộng 27.000 tấn cá trích được xuất khẩu sang Ai Cập, giảm so với 29.000 tấn cùng kỳ năm ngoái. Thị trường lớn thứ hai đối với cá trích đông lạnh nguyên con là Litva (1.200 tấn).
Cá trích phi lê tăng trưởng tốt sang Ba Lan
Đối với phi lê cá trích, xuất khẩu sang Ba Lan chiếm ưu thế và tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái. Trong tháng 5/2023, xuất khẩu 2.200 tấn cá trích phi lê sang Ba Lan, tăng gấp đôi so với tháng 5/2022. Tính chung 5 tháng, xuất khẩu sang Ba Lan đạt 283 triệu NOK, tăng so với 203 triệu NOK trong cùng kỳ năm ngoái, tương đương với mức tăng trưởng 39%. Khối lượng xuất khẩu tăng từ 13.600 tấn lên 17.300 tấn, tăng 27%.
Xuất khẩu cá thu tăng mạnh
Tháng 5/2023 Na Uy đã xuất khẩu 9.900 tấn cá thu với giá trị 226 triệu NOK, tăng 46% về khối lượng và 66% về trị giá so với tháng 5/2022. Xuất khẩu nhiều nhất sang Hàn Quốc, Việt Nam và Thái Lan
Đã có 368.000 tấn cá thu xuất khẩu trong niên vụ 22/23, so với 355.000 tấn trong niên vụ 22/21, tăng 3,6%; giá trị xuất khẩu đã tăng từ 5,4 tỷ NOK lên 6,3 tỷ NOK, tăng 17,3%. Đồng krone Na Uy yếu đang giúp đẩy giá lên cao, nhưng nhu cầu ở châu Á đang tăng, do sản lượng đánh bắt cá thu giảm và sự thiếu hụt cá thu cỡ lớn ở một số nước châu Á.
Xuất khẩu cua huỳnh đế tăng trưởng mạnh
Tháng 5/2023 Na Uy đã xuất khẩu 154 tấn cua hoàng đế trị giá 76 triệu NOK, tăng 178% về khối lượng và tăng 102% về trị giá so với tháng 5/2022. Mỹ, Hàn Quốc và Hồng Kông là những thị trường lớn nhất của cua huỳnh đế. Tình hình thị trường và vân chuyển trong tháng 5/2023 tốt hơn nhiều so với cùng thời điểm năm ngoái khi hoạt động vận chuyển hàng hóa tươi sống đến châu Á bị ảnh hưởng bởi không phận Nga bị đóng cửa.
Tháng 5 là tháng xuất khẩu cua huỳnh đế mạnh nhất từ trước đến nay. Josefine Voraa, Giám đốc Động vật có vỏ của Hội đồng Hải sản Na Uy cho biết, lượng đánh bắt tăng lên dẫn đến xuất khẩu cua huỳnh đế đông lạnh và sống tăng lên lần lượt là 53 tấn và 45 tấn.
Mỹ là thị trường lớn nhất cho cả cua hoàng đế sống và đông lạnh trong tháng 5/2023. Tổng xuất khẩu đạt 51 tấn, tăng 150% so với cùng kỳ năm 2022. Giá trị xuất khẩu tăng 18 triệu NOK, tương đương 137%.
Xuất khẩu cua tuyết giảm
Tháng 5/2023 Na Uy xuất khẩu 347 tấn cua tuyết trị giá 32 triệu NOK, giảm 44% về khối lượng và giảm 71% về trị giá so với tháng 5/2022. Mỹ, Việt Nam và Indonesia là những thị trường tiêu thụ cua tuyết lớn nhất. Mỹ là thị trường lớn nhất, thị trường này tiếp tục đà tăng trưởng từ đầu năm đến nay, tính theo khối lượng. Mặt khác, giá xuất khẩu giảm 56% so với tháng 5/2022 đạt 105 NOK/kg.
Xuất khẩu tôm giảm
Tháng 5/2023 Na Uy đã xuất khẩu 1.396 tấn tôm trị giá 112 triệu NOK, giảm 44% về khối lượng và giảm 5% về trị giá so với tháng 5/2022. Thụy Điển, Anh và Đan Mạch là những thị trường tiêu thụ tôm lớn nhất. XK tôm tháng 5 giảm chủ yếu do XK tôm công nghiệp sang Iceland giảm. Tôm bóc vỏ đông lạnh là sản phẩm xuất khẩu lớn nhất chiếm 62% giá trị xuất khẩu trong tháng 5, khối lượng xuất khẩu không đổi, nhưng giá trị xuất khẩu tăng 9% so với tháng 5/2022.
Tôm bóc vỏ nấu chín tăng trưởng mạnh nhất về lượng và giá trị; khối lượng xuất khẩu tăng 874% lên 513 tấn. Nhu cầu tăng và đồng krone suy yếu đã góp phần khiến giá xuất khẩu tăng 19% so với tháng 5/2022, đạti 64 NOK/kg. Ukraine là thị trường xuất khẩu lớn nhất của tôm bóc vỏ nấu chín, đông lạnh trong cả tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2023.

Nguồn: Vinanet/VITIC/euromeatnews