Nhà xuất khẩu đường lớn thứ hai thế giới đang cố gắng giảm tồn kho ngày càng tăng và tăng cường xuất khẩu, điều đó có thể đưa ra áp lực cho giá toàn cầu, hiện đang giao dịch gần mức thấp nhất trong một thập kỷ.
Nhưng điều đó cũng có thể giúp chính phủ của Thủ tướng Narendra Modi trong một năm bầu cử bằng cách đảm bảo cho nông dân có được giá mía họ đã được hứa.
Với dự trữ đường lớn và giá giảm mạnh, các nhà máy cho biết họ không thể thanh toán cho nông dân trồng mía giá cố định của chính phủ đúng thời hạn. Các công ty mía đường nợ nông dân trồng mía khoảng 135 tỷ rupee (1,85 tỷ USD) trong niên vụ hiện nay.
Một quan chức cho biết “để giúp các nhà máy xuất khẩu 5 triệu tấn đường, chính phủ có thể cung cấp cho họ trợ cấp vận chuyển trị giá 30 tỷ rupee”. Chính phru cũng có kế hoạch nâng giá thanh toán trực tiếp cho nông dân trồng mía lên tới 138 rupee/tấn trong niên vụ 2018/19 bắt đầu từ ngày 1/10, tăng 55 rupee trong niên vụ này.
Trong tháng 3/2018, Ấn Độ đã yêu cầu các nhà máy xuất khẩu 2 triệu tấn đường và cố định hạn ngạch xuất khẩu bắt buộc cho mỗi nhà máy, nhưng các nhà máy cho đến nay đã xuất khẩu khoảng 500.000 tấn đường.
Ấn Độ sẽ vượt Brazil thành nhà sản xuất đường hàng đầu thế giới vào năm tới, nước Nam Mỹ này mất vị trí hàng dầu của mình lần đầu tiên kể từ những năm 1990, do các nhà máy của họ chỉ định thêm mía để sản xuất ethanol và do đầu tư thấp làm giảm sản lượng.
Nhưng sản lượng quá nhiều đã trở nên đau đầu cho Ấn Độ do họ không xuất được phần dư thừa vì giá trên thị trường thế giới thấp hơn giá trong nước, buộc chính phủ phải đưa ra những ưu đãi.
Ấn Độ có thể bắt đầu niên vụ mới với tồn kho hơn 10 triệu tấn và có thể sản xuất thêm 35 triệu tấn trong niên vụ này, theo Hiệp hội các nhà máy đường Ấn Độ (ISMA).
Nước Nam Á này có thể nâng giá bán đường tối thiểu lên 32.000 rupee/tấn trong niên vụ 2018/19 từ 29.000 rupee trong niên vụ hiện nay.
Nguồn: VITIC/Reuters
 

Nguồn: Vinanet