Trợ cấp xuất khẩu được thiết kế để tăng xuất khẩu từ nước sản xuất đường lớn nhất thế giới này, giảm hàng tồn kho. Nhưng điều đó có thể gây sức ép cho giá toàn cầu, hiện đang giao dịch gần mức thấp nhất trong 11 tháng.
Chính phủ sẽ trợ cấp 10.448 rupee (146,14 USD)/tấn để xuất khẩu. Tuy nhiên, các quan chức trong ngành của Ấn Độ cho biết trợ cấp đã được phê duyệt là thấp hơn so với dự kiến và có thể không thúc đẩy doanh số bán.
Một nhà máy đường dấu tên cho biết “chúng tôi mong đợi trợ cấp hơn 12.000 rupee/tấn vì rằng sự sụt giảm trong giá toàn cầu”. “Trợ cấp đã chấp thuận có thể không khuyến khích các nhà máy xuất khẩu”.
Nhiều năm vụ thu hoạch mía bội thu và sản xuất đường kỷ lục đã gây thiệt hại cho giá đường Ấn Độ, khiến khó khăn có các nhà máy thanh toán tiền cho nông dân.
Để giảm nợ và giảm bớt sự gia tăng tồn kho, trong năm 2018 New Delhi đã chấp thuận ưu đãi cho các nhà máy để bán đường ra nước ngoài, thiết lập mục tiêu xuất khẩu 5 triệu tấn đường cho niên vụ 2018/19 kết thúc vào ngày 30/9/2019.
Nhưng các đại lý cho biết các nhà máy mía đường cho tới nay chỉ xuất khẩu khoảng 3,8 triệu tấn. Trong niên vụ tới, Ấn Độ có thể xuất khẩu 3,5 triệu tấn tới 4 triệu tấn đường nếu giá đường thô toàn cầu vẫn dưới 12 US cent/lb.
Để đạt được mục tiêu 6 triệu tấn, giá đường cần phải phục hồi trên 13 US cent/lb.
Trước đó Reuters đã báo cáo rằng Ấn Độ sẽ duy trì trợ cấp xuất khẩu đường bất chấp những khiếu nại với Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Trước đó trong tháng này, WTO đã thiết lập hội đồng giải quyết các khiếu nại của nhà sản xuất đối thủ Australia, Brazil và Guatemala chống lại các trợ cấp xuất khẩu đường và các nhà sản xuất mía đường của Ấn Độ.
Các khoản trợ cấp cho vận chuyển và tiếp thị sản phẩm nông nghiệp được cho phép tới năm 2023 theo một loạt các quy định khác nhau của WTO.
Ấn Độ dự kiến bắt đầu năm thị trường mới với dự trữ gối vụ 14,2 triệu tấn và có thể sản xuất tiếp 27 triệu tấn trong niên vụ này so với nhu cầu khoảng 26 triệu tấn.
Nguồn: VITIC/Retuers