Xuất khẩu cà phê từ tỉnh Lampung, khu vực trồng cà phê chính của Indonesia đã giảm 71% trong tháng cuối năm 2017 so với năm ngoái, xuống 8.649,1 tấn.
Muchtar Lutfie, giám đốc nghiên cứu tại Hiệp hội các nhà xuất khẩu cà phê Indonesia AEKI tại Lampung cho biết sự sụt giảm xuất khẩu tháng 12 là do thiếu nguồn cung.
Lutfie nói “không có thêm cà phê trong kho của nông dân. Không có thêm giao dịch ngoại trừ thực hiện một số hợp đồng”.
Hợp đồng robusta kỳ hạn tháng 3 tại Indonesia giao dịch ở mức cộng 160 USD/tấn trong tuần này, không đổi so với tuần trước. Một thương nhân tại Lampung cho biết không có giao dịch được thực hiện do một số thương nhân vẫn đi nghỉ. Việc giao dịch tại Việt nam là trầm lắng khi thị trường mở cửa lại sau khi nghỉ tết.
Phan Hùng Anh, phó giám đốc công ty Anh Minh trụ sở tại Đắk Lắk cho biết vụ thu hoạch tại vành đai cà phê Tây Nguyên được hoàn thành do thời tiết hỗ trợ, nhưng giá robusta thấp tại London không khuyến khích nông dân bán ra. Ông Anh nói “giá giảm do vụ năm nay đã bắt đầu, vì thế thị trường trầm lắng. Nông dân hy vọng giá sẽ tăng. Hiện nay họ sẽ chỉ bán ra khi họ cần tiền”.
Một thương nhân khác tại Thành phố Hồ Chí Minh cho biết một số nông dân bán cà phê trong tuần này với giá tăng nhẹ theo xu hướng thị trường London.
Nông dân tại tỉnh Đắk Lắk chào cà phê ở mức 37.000 - 37.300 đồng/kg, tăng nhẹ so với mức 36.500 - 37.000 đồng/kg một tuần trước.
Cà phê robusta kỳ hạn tháng 3 trên sàn ICE London chốt phiên 3/1 tăng 2 USD hay 0,12% lên 1.735 USD/tấn.
Các thương nhân chào robusta loại 2 với 5% hạt đen và vỡ ở mức trừ lùi 60 - 65 USD/tấn so với hợp đồng kỳ hạn tháng 3 trên sàn ICE, một tuần trước mức trừ lùi là 50 - 70 USD/tấn.
Nguồn: VITIC/Reuters