Gạo nguyên liệu IR 504 hè thu 7.450 đồng/kg (tăng 100 đồng/kg so với hôm qua), loại gạo thành phẩm IR 504 hè thu 8.600 đồng/kg (tăng 50 đồng/kg); riêng tấm 1 IR 504 hè thu ổn định ở mức 7.500 đồng/kg và cám vàng ổn định ở mức 5.300 – 5.350 đồng/kg;
Giá lúa gạo tại An Giang ngày 2/7/2020
ĐVT: đồng/kg

Tên mặt hàng

Ngày 2/7/2020

Ngày 22/6/2020

Thay đổi

Lúa tươi

 

 

 

- Lúa Jasmine

5.500 - 5.800

5.800 – 6.000

-200

- Lúa IR 50404

4.900 - 5.100

5.300 - 5.500

-400

- Lúa OM 9577

5.050

5.400 - 5.450

-400

- Lúa OM 9582

5.050

5.400 - 5.500

-350

- Lúa Đài thơm 8

5.200 - 5.400

5.700 - 5.800

-400

- Lúa OM 5451

5.500 - 5.700

5.500 - 5.700

0

- Lúa OM 7347

5.500 - 5.600

5.500 - 5.600

0

- Lúa OM 6976

5.600 - 5.700

5.600 - 5.800

-100

- Lúa Nhật

7.300 - 7.800

7.300 - 7.800

0

- Lúa Nàng Nhen (khô)

10.000

10.000

0

- Lúa IR 50404 (khô)

6.200 - 6.300

6.300 - 6.500

-200

Lúa khô

 

 

 

- Nếp ruột

13.000 - 14.000

13.000 - 14.000

0

- Gạo thường

10.500 - 11.500

10.500 - 11.500

0

- Gạo Nàng Nhen

16.000

16.000

0

- Gạo thơm thái hạt dài

18.000 - 19.000

18.000 - 19.000

0

- Gạo thơm Jasmine

14.500 - 15.500

14.500 - 15.500

0

- Gạo Hương Lài

19.200

19.200

0

- Gạo trắng thông dụng

11.500

11.500

0

- Gạo Sóc thường

14.500

14.500

0

- Gạo thơm Đài Loan trong

21.200

21.200

0

- Gạo Nàng Hoa

16.500

16.500

0

- Gạo Sóc Thái

18.500

18.500

0

- Tấm thường

11.500

11.500

0

- Tấm thơm

12.500

12.500

0

- Tấm lài

10.500

10.500

0

- Gạo Nhật

22.500

22.500

0

- Cám

6.000 - 6.200

6.000 - 6.200

0

Theo baohaugiang, từ đầu năm đến nay, thời tiết gây bất lợi cho sản xuất nông nghiệp, nhưng nhờ chủ động các phương án ứng phó phù hợp nên nông dân các tỉnh ĐBSCL đạt kết quả tốt vụ lúa Đông xuân và đang thu hoạch vụ Hè thu 2020 trong kỳ vọng “được mùa, được giá”...Những ngày này, nông dân các tỉnh Đồng Tháp, Hậu Giang, TP.Cần Thơ… bắt đầu thu hoạch lúa Hè thu sớm trong niềm vui được mùa. Tại Cần Thơ, năng suất lúa đạt bình quân 6,5-7 tấn/ha, tăng cao so với cùng kỳ năm ngoái. Giá lúa loại thường 5.000-5.200 đồng/kg, lúa dài 5.300-5.500 đồng/kg, lúa thơm 5.600-5.900 đồng/kg… sau khi trừ chi phí còn lãi từ 20-30 triệu đồng/ha, cao nhất trong nhiều năm qua.

Tại Đồng Tháp, nông dân gieo sạ 190.000ha lúa Hè thu và một số nơi đang thu hoạch, năng suất khá cao 7 tấn/ha. Các địa phương xuống giống hơn 1,53 triệu héc-ta lúa, với sản lượng ước đạt hơn 8,7 triệu tấn, tăng 31.000 tấn so cùng kỳ. Từ nay đến tháng 9 sẽ là cao điểm thu hoạch toàn bộ lúa Hè thu ở vùng ĐBSCL; sau khi trừ đi lượng lúa gạo tiêu thụ nội địa thì sẽ dành từ 2,3-2,5 triệu tấn gạo hàng hóa phục vu nhu cầu xuất khẩu…
Tại Hậu Giang, vụ lúa Hè thu nông dân đã xuống giống được 74.767 ha, các giống trồng chủ yếu là OM 5451, OM 18, IR 50404, Đài thơm 8, OM 6976… Đến nay, nông dân đã thu hoạch được hơn 20.000ha, năng suất khoảng 6,4 tấn/ha; ngành nông nghiệp tỉnh đang phấn đấu đạt sản lượng lúa cả năm trên 1,2 triệu tấn.
Ông Lê Thanh Tùng, Phó cục trưởng Cục Trồng trọt cho biết vụ lúa Thu đông 2020 ở ĐBSCL dự kiến có 2 phương án sản xuất. Theo đó, phương án 1, ước gieo sạ 750.000ha, tăng 25.800ha so với cùng kỳ 2019; sản lượng ước đạt 4,1 triệu tấn, tăng 215.000 tấn. Trong tháng 6 sẽ bắt đầu gieo sạ hơn 286.000ha và kết thúc xuống giống vào tháng 9. Qua theo dõi khoảng 5 năm gần đây diện tích lúa Thu đông ở ĐBSCL dao động 730.000-770.000ha; do đó, phương án 1 được cho là khả thi nhất. Đối với phương án 2, dự kiến xuống giống 800.000ha, tăng 75.800ha so với cùng kỳ; sản lượng ước đạt 4,4 triệu tấn, tăng 492.000 tấn. Nguyên nhân là do dự báo năm 2020 lũ nhỏ, cộng với giá lúa đang cao nên cần tăng cường sản xuất vụ Thu đông. Ngoài ra, việc tăng xuống giống lúa Thu đông cũng nhằm bù đắp một phần thiếu hụt của vụ Đông xuân 2019-2020 do ảnh hưởng hạn, mặn… Còn vụ lúa mùa ở ĐBSCL sẽ gieo sạ hơn 176.000ha, tăng 5.800ha; sản lượng ước đạt 845.000 tấn, tăng 65.000 tấn. Thời gian xuống giống từ tháng 7 đến tháng 8 đối với vùng sản xuất tôm - lúa và tháng 9 đối với vùng trồng lúa mùa một vụ.
Tổng hợp từ Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho thấy, đến đầu tháng 6, toàn vùng ĐBSCL đã xuống giống được hơn 1,2 triệu héc-ta lúa hè thu (kế hoạch 1,53 triệu héc-ta). Hiện tại, nông dân đã thu hoạch hơn 55.000ha, ước năng suất bình quân đạt gần 6,1 tấn/ha. Trước đó, vụ lúa đông xuân cả nước thu hoạch khoảng 20,2 triệu tấn, riêng khu vực ĐBSCL đạt sản lượng gần 10,8 triệu tấn. Như vậy, tổng sản lượng và giá trị xuất khẩu gạo 5 tháng đầu năm đạt gần 2,9 triệu tấn và 1,41 tỷ USD, tăng 5,1% về khối lượng và 18,9% về giá trị so với cùng kỳ. Với đà xuất khẩu và lượng lúa gạo trên, các tỉnh ĐBSCL nhìn nhận, lượng gạo dồi dào và sẵn sàng đưa gạo ra thị trường theo yêu cầu của Chính phủ. Còn các thương nhân cũng cam kết tuân thủ về duy trì dự trữ lưu thông tối thiểu 5% số lượng gạo mà thương nhân xuất khẩu trong 6 tháng trước đó và cung cấp ngay ra thị trường trong nước nếu Chính phủ yêu cầu.
Nhiều cơ hội mới cho gạo Việt
Mặc dù có sự tác động từ nhiều yếu tố, tuy nhiên, xuất khẩu gạo vẫn là điểm sáng. Đặc biệt, sau khi lệnh ngưng xuất khẩu gạo được tháo gỡ, giá gạo xuất khẩu cũng tăng lên mức cao nhất trong nhiều năm qua, bình quân đạt 527 USD/tấn, tăng 5,6% so với tháng 4-2020 và tăng 21,4% so với cùng kỳ năm 2019. Từ đầu năm đến nay, tình hình xuất khẩu gạo có nhiều thuận lợi, giá bán cao hơn so với cùng kỳ. Giá gạo xuất khẩu bình quân trong tháng 5 đạt 542 USD/tấn, tăng 36 USD/tấn so với tháng 1 và tăng 32 USD/tấn so với cùng kỳ 2019.
Với mức giá cạnh tranh, đặc biệt Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) vừa có hiệu lực đã mang đến nhiều cơ hội lớn về xuất khẩu gạo cho Việt Nam.
Hiện xuất khẩu gạo của Việt Nam vào thị trường EU đang bị áp thuế rất cao, tới 45%. Trong khi đó, gạo Campuchia được miễn thuế nhập khẩu vào EU nên gạo Việt không thể cạnh tranh. EVFTA có hiệu lực có thể không khiến kim ngạch xuất khẩu gạo tăng đột biến, song đây sẽ là cơ hội rất lớn để đa dạng hóa thị trường cho gạo xuất khẩu và giúp gạo Việt có thêm lợi thế cạnh tranh với gạo các nước khác".
Cùng với EVFTA, một số thuận lợi khác cũng đến với gạo Việt khi Việt Nam đã ký kết với Hàn Quốc hai văn bản thỏa thuận nhiều bên giữa Hàn Quốc và 5 đối tác WTO (Australia, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam), về việc phân bổ hạn ngạch thuế quan; thư trao đổi song phương giữa Việt Nam và Hàn Quốc về phân bổ hạn ngạch thuế quan. Theo đó, từ ngày 1-1-2020, bên cạnh việc phân bổ 20.000 tấn gạo cho tất cả thành viên WTO, Hàn Quốc sẽ dành cho Việt Nam hạn ngạch riêng là 55.112 tấn gạo. Lượng hạn ngạch phân bổ cho Việt Nam bao gồm các loại gạo mà Việt Nam có thể trồng và xuất khẩu. Riêng với thị trường EU, theo các chuyên gia thì cơ hội là có, song tiêu chuẩn đặt ra rất cao. Do vậy, muốn giữ vững vị trí trên thị trường lúa gạo thế giới, cần có chiến lược dài hạn về an ninh lương thực.

Nguồn: VITIC