Giá cao nhất tại Bà Rịa - Vũng Tàu và thấp nhất nhất tại Đồng Nai và Gia Lai; duy nhất tại Đồng Nai tăng 500 đồng/kg lên 44.500 đồng/kg; tại các tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk dao động ở mức 45.500 đồng/kg; tại Bà Rịa Vũng Tàu hiện đang được thu mua 46.500 đồng/kg; tại Gia Lai 44.500 đồng/kg; tại Bình Phước 46.000 đồng/kg.

Giá hạt tiêu ngày 8/7/2019

Tỉnh/huyện

Giá thu mua (đ/kg)

ĐẮK LẮK

 

— Ea H'leo

45,500

GIA LAI

 

— Chư Sê

44,500

ĐẮK NÔNG

 

— Gia Nghĩa

45,500

BÀ RỊA - VŨNG TÀU

 

— Tiêu

46,500

BÌNH PHƯỚC

 

— Tiêu

46,000

ĐỒNG NAI

 

— Tiêu

44,500

Theo Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản, khối lượng tiêu xuất khẩu tháng 6/2019 ước đạt 36 nghìn tấn, với giá trị đạt 88 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu tiêu 6 tháng đầu năm 2019 ước đạt 182 nghìn tấn và 464 triệu USD, tăng 39,5% về khối lượng và tăng 2,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018.
Tháng 6, giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu ước đạt 2.429 USD/tấn, giảm 1,2% so với tháng 5/2019 và giảm 24,3% so với tháng 6/2018. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2019, giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu ước đạt 2.550 USD/tấn, giảm 25,7% so với 6 tháng đầu năm 2018.
Các thị trường xuất khẩu tiêu lớn nhất của Việṭ Nam là Mỹ, Ấn Độ, Đức, Pakistan và Tiểu các Vương quốc Ả rập thống nhất, với 38,5% thị phần. Giá tiêu xuất khẩu bình quân đạt 2.579 USD/tấn, giảm 25,8% so với cùng kỳ năm 2018.
Trong tháng 6/2019, nhìn chung, giá tiêu thế giới có xu hướng tăng nhẹ. Tại thị trường trong nước, giá tiêu trong nước cũng có xu hướng tăng cùng với xu hướng tăng của giá tiêu thế giới. Tuy nhiên, theo Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản, nhìn chung, thị trường hạt tiêu toàn cầu 6 tháng đầu năm 2019 vẫn chịu sức ép giảm giá do áp lực dư cung và nhu cầu ở mức thấp. Mặc dù hiện tại giá tiêu đã có sự phục hồi nhẹ nhưng thời gian tới giá tiêu sẽ khó có khả năng tăng mạnh do nguồn cung hạt tiêu toàn cầu vẫn còn dồi dào, và lượng tồn kho lớn.
Theo dự báo của Hiệp hội Hồ tiêu quốc tế, sản lượng hạt tiêu thế giới sẽ tiếp tục tăng trong năm 2019, với kỳ vọng đạt khoảng 602.000 tấn, tăng 8,27% so với năm 2018; trong đó các nước sản xuất lớn như Brazil, Campuchia và Sri Lanka đều được dự kiến sẽ có sản lượng tăng với mức tăng lần lượt là 28%, 17%, và 44%.
Nguồn: VITIC tổng hợp

Nguồn: Vinanet