Tại miền Bắc giá tiếp tục giảm, giá dao động 30.000 - 35.000 đ/kg

Giá lợn hơi nhiều tỉnh phía Bắc tiếp tục giảm so với hôm qua. Trong đó hai địa phương có mức giảm nhiều nhất 2.000 đ/kg là Bắc Giang xuống còn 31.000 đ/kg, Thái Nguyên còn 33.000 đồng/kg.

Các địa phương khác có mức giảm nhẹ hơn khoảng 1.000 đ/kg là Hải Dương, Thái Bình và Nam Định. Trong đó Hải Dương 32.000 đ/kg, Thái Bình 31.000 đ/kg và Nam Định 30.000 đ/kg. Như vậy cả ba địa phương này liên tiếp giảm trong những ngày qua, trong đó tỉnh Nam Định đã bước sang ngày thứ ba giảm giá bán.

Tại miền Trung giá ổn định dao động 30.000 - 35.000 đ/kg

Khu vực miền Trung, Tây Nguyên hôm nay giá lợn hơi tiếp tục giữ xu hướng ổn định như những ngày trước đó. Toàn miền chỉ có tỉnh Ninh Thuận giảm nhẹ 1.000 đ/kg xuống còn 32.000 đ/kg.

Tại miền Nam dao động từ 27.000 - 33.000 đồng/kg

Miền Nam hôm nay cũng có khá nhiều biến động về giá bán. Tỉnh Vĩnh Long tiếp tục giảm 2.000 đ/kg xuống chỉ còn 27.000 đ/kg. Bến Tre, Trà Vinh giảm về 29.000 đồng/kg.

Ngoài ra một vài địa phương hôm nay giá có tăng so với hôm qua là: Tiền Giang và Sóc Trăng cùng tăng 1.000 đ/kg lên 30.000 đ/kg, Bạc Liêu cũng tăng 1.000 đ/kg lên 31.000 đ/kg.

Người chăn nuôi sẽ yên tâm về đầu ra của thịt lợn trong năm 2018

Hiện nay tại Hà Nam, chăn nuôi 800 nghìn con lợn mỗi năm, mới đây tập đoàn Massan đã khởi công xây dựng một nhà máy chế biến công suất lên tới 1,4 triệu con lợn mỗi năm tại địa phương này, đây là vấn đề đang được nhiều người quan tam nhất.

Nhà máy chế biến thịt lợn tại khu công nghiệp Đồng Văn 4 sẽ đi vào hoạt động từ tháng 11/2018 và bắt đầu tiếp nhận thịt lợn của người dân vào chế biến.

Theo dự kiến đến cuối năm 2018, công ty Masan sẽ cho ra mắt sản phẩm thịt mát, tập trung vào thị trường trong nước với sức mua khoảng 8 tỷ đô la Mỹ mỗi năm, nhà máy sẽ tháo gỡ nỗi lo đầu ra cho đàn lợn tại Hà Nam và một số tỉnh lân cận.

Một giải pháp nữa được Masan và ngành nông nghiệp tỉnh Hà Nam đưa ra đó là quy hoạch chi tiết vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh và xây dựng một số mô hình chăn nuôi tập trung đảm bảo cho ra thịt sạch, được chứng nhận đủ tiêu chuẩn xuất khẩu, từ đó nhân rộng ra toàn tỉnh và khu vực.

Trước mắt tỉnh Hà Nam quy hoạch thời gian tới sẽ xây dựng một trang trại làm mô hình điểm rộng 48 ha ngay tại giao điểm tại ba xã Ngọc Lũ, Bồ Đề và An Nội của huyện Bình Lục, mỗi năm cung cấp 200 nghìn đầu lợn cho tập đoàn Masan, Giai đoạn 2021-2025, sẽ nhân rộng ra 12 địa điểm quy hoạch chăn nuôi lợn tập trung trên toàn tỉnh, đáp ứng 400 nghìn con/năm cho nhà máy của Masan.

Nguồn: VITIC/Vietnammoi.vn

 

Nguồn: Vinanet