Tại miền Bắc giá giảm nhẹ
Giá lợn hơi tại thủ phủ nuôi lợn miền Bắc là Hà Nam giảm nhẹ 1.000 đồng xuống 44.000 - 47.000 đ/kg; tại Nam Định, có nơi giảm 2.000 đ/kg xuống 44.000 - 45.000 đ/kg.
Tại Hưng Yên, giá lợn hơi vẫn đạt 48.000 đ/kg, một số nơi giảm nhẹ xuống 46.000 - 47.000 đ/kg; các địa phương còn lại giá không thay đổi, dao động phổ biến trong khoảng 46.000 - 48.000 đ/kg. Giá lợn giống tại khu vực dao động trong khoảng 1,2 - 1,6 triệu đ/con loại 8 kg/con, tại Hải Dương 1,4 - 1,6 triệu đ/con, Hưng Yên 1,2 - 1,4 triệu đ/con.
Tại miền Trung, Tây Nguyên giá thay đổi nhẹ
Giá lợn hơi tại Thanh Hóa giảm 1.000 đ/kg xuống 40.000 - 44.000 đ/kg. Tại Đắk Lắk, giá lợn hơi cũng giảm nhẹ còn 41.000 - 42.000 đ/kg; những địa phương còn lại, giá không thay đổi so với ngày hôm trước, Nghệ An, Hà Tĩnh 45.000 đ/kg; Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế đạt 38.000 - 41.000 đ/kg. Các tỉnh Nam Trung Bộ giao dịch ở mức 32.000 - 40.000 đ/kg.
Tại miền Nam tăng giá tại công ty chăn nuôi CP
Giá lợn hơi tại công ty chăn nuôi CP lớn nhất Việt Nam được điều chỉnh tăng 1.000 đ/kg lên 44.500 - 45.000 đ/kg; thị trường đón nhận thông tin này như một tín hiệu cho thấy đà tăng mới đang dần xuất hiện.
Tại Đồng Nai, giá lợn giữ mức trung bình 42.000 - 43.000 đ/kg; Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Tây Ninh, Hậu Giang, Vũng Tàu, An Giang, Bến Tre giao dịch trong khoảng 38.000 - 42.000 đ/kg. Giá lợn hơi tại các tỉnh còn lại không thay đổi, đạt khoảng 36.000 - 40.000 đ/kg.
Tại chợ đầu mối TP HCM, lượng lợn về chợ trong ngày 26/9/2019 đạt 5.600 con, tình hình buôn bán của các thương lái tốt ở đầu phiên nhưng suy yếu vào cuối phiên.

Giá lợn hơi ngày 27/9/2019

Tỉnh/thành

Giá (đ/kg)

Tăng (+)/giảm (-) đ/kg

Hà Nội

46.000-47.000

-1.000

Hải Dương

47.000-48.000

-1.000

Thái Bình

47.000-48.000

Giữ nguyên

Bắc Ninh

47.000-48.000

Giữ nguyên

Hà Nam

44.000-47.000

-1.000

Hưng Yên

47.000-48.000

-500

Nam Định

44.000-45.000

-2.000

Ninh Bình

45.000-47.000

-1.000

Hải Phòng

47.000-49.000

Giữ nguyên

Quảng Ninh

47.000-49.000

-1.000

Lào Cai

48.000-50.000

Giữ nguyên

Tuyên Quang

47.000-49.000

Giữ nguyên

Hà Giang

48.000-50.000

Giữ nguyên

Bắc Kạn

47.000-49.000

Giữ nguyên

Phú Thọ

47.000-48.000

Giữ nguyên

Thái Nguyên

47.000-49.000

Giữ nguyên

Bắc Giang

47.000-49.000

Giữ nguyên

Vĩnh Phúc

47.000-49.000

Giữ nguyên

Lạng Sơn

52.000-56.000

Giữ nguyên

Hòa Bình

44.000-45.000

Giữ nguyên

Sơn La

44.000-46.000

Giữ nguyên

Lai Châu

44.000-47.000

Giữ nguyên

Thanh Hóa

40.000-44.000

-1.000

Nghệ An

40.000-44.000

-1.000

Hà Tĩnh

42.000-45.000

Giữ nguyên

Quảng Bình

40.000-44.000

Giữ nguyên

Quảng Trị

40.000-43.000

Giữ nguyên

TT-Huế

40.000-43.000

+1.000

Quảng Nam

38.000-41.000

Giữ nguyên

Quảng Ngãi

38.000-41.000

Giữ nguyên

Bình Định

37.000-40.000

Giữ nguyên

Phú Yên

38.000-41.000

Giữ nguyên

Khánh Hòa

40.000-42.000

Giữ nguyên

Bình Thuận

40.000-42.000

Giữ nguyên

Đắk Lắk

41.000-42.000

Giữ nguyên

Đắk Nông

39.000-42.000

+1.000

Lâm Đồng

40.000-42.000

+1.000

Gia Lai

35.000-41.000

Giữ nguyên

Đồng Nai

42.000-44.000

+1.000

TP.HCM

42.000-44.000

+1.000

Bình Dương

40.000-42.000

Giữ nguyên

Bình Phước

40.000-42.000

+1.000

BR-VT

40.000-43.000

+1.000

Long An

40.000-42.000

Giữ nguyên

Tiền Giang

39.000-42.000

Giữ nguyên

Bến Tre

40.000-41.000

Giữ nguyên

Trà Vinh

40.000-42.000

Giữ nguyên

Cần Thơ

40.000-45.000

+1.000

Đồng Tháp

39.000-43.000

Giữ nguyên

Vĩnh Long

40.000-42.000

Giữ nguyên

An Giang

40.000-44.000

+1.000

Sóc Trăng

42.000-45.000

Giữ nguyên

Tây Ninh

39.000-42.000

+1.000

Giá trị thịt lợn nhập khẩu của Trung Quốc tăng 150%
Theo số liệu từ Bộ Nông nghiệp và Nông thôn, Trung Quốc đã chính thức mất 38,7% đàn lợn còn sống vào cuối tháng 8/2019 vì dịch tả lợn châu Phi.
Lượng thịt lợn nhập khẩu của Trung Quốc tăng lên đến 162.935 tấn trong tháng 8/2019, tăng rất mạnh 76% so với cùng kì năm trước, theo số liệu từ Cơ quan Hải quan Trung Quốc. Xét về giá trị, đã tăng 150%, qua đó cho thấy Trung Quốc đang chi mạnh tay để mua thịt lợn từ nước ngoài. Tuy nhiên, bất chấp đà tăng mạnh, kim ngạch nhập khẩu thịt lợn trong tháng 8/2019 vẫn chỉ gần bằng lượng tiêu thụ thịt lợn hàng ngày tại Trung Quốc.
Sự thiếu hụt thịt lợn nhập khẩu là một lý do đằng sau việc Bắc Kinh quyết định loại thịt lợn Mỹ ra khỏi danh sách áp thuế bổ sung – một động thái góp phần xoa dịu căng thẳng thương mại và dọn đường cho các cuộc đàm phán thương mại sắp tới.
Chen Wenling, Chuyên gia kinh tế trưởng tại Trung tâm Trao đổi Kinh tế Quốc tế Trung Quốc (CCIEE), cho biết Trung Quốc chắc chắn sẽ tăng cường nhập khẩu từ Mỹ và các quốc gia khác.
Mỹ đã xuất khẩu 5.900 tấn thịt lợn tới Trung Quốc trong tuần kết thúc vào ngày 12/9/2019, tăng từ mức 5.100 tấn trong tuần trước đó, dựa trên dữ liệu từ Bộ Nông nghiệp Mỹ. Lượng đặt hàng cao đến nổi bật từ khách hàng Trung Quốc trong năm 2020 vẫn giữ nguyên ở mức 8.400 tấn. Tính tổng cộng, Trung Quốc nhập khẩu 85.700 tấn thịt lợn từ Mỹ trong năm 2018, mặc dù con số này chỉ chiếm 0,16% tổng lượng thịt lợn nhập khẩu của Trung Quốc, dữ liệu Chính phủ cho thấy.
Theo số liệu từ Bộ Nông nghiệp và Nông thôn, Trung Quốc đã chính thức mất 38,7% đàn lợn còn sống vào cuối tháng 8/2019 vì dịch tả lợn châu Phi. Tuy nhiên, một nghiên cứu độc lập cho thấy tác động có thể còn lớn hơn, lên tới 60%. Số lượng lợn nái cũng đã giảm 37,4%, theo dữ liệu chính thức, qua đó cho thấy tình hình có thể trở nên tồi tệ hơn trước khi nó cải thiện trong thời gian tới.
Đối mặt với tình trạng thiếu hụt nguồn cung lên đến 10 triệu tấn, giá thịt lợn đã tăng vọt, gây ra sự lo ngại và giận dữ trên mạng xã hội. So với cùng kì năm trước, giá thịt lợn hồi tuần trước đã tăng 80,9%, theo dữ liệu của Chính phủ Trung Quốc.
Nhưng vì Trung Quốc là nơi chiếm đến 50% lượng lợn trên thế giới, việc tăng nhập khẩu có thể không đủ để kìm hãm lạm phát, khi tổng lượng lợn xuất khẩu trên toàn cầu trong 10 tháng đầu năm 2019 được dự báo ở mức 8,8 triệu tấn, theo ước tính của Bộ Nông nghiệp Mỹ. Năm 2018, Trung Quốc sản xuất tổng cộng 54 triệu tấn thịt lợn.
Wang Zuli, một nhà nghiên cứu của Viện Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc, cho biết hồi đầu tháng này rằng lượng thịt lợn nhập khẩu của Trung Quốc sẽ không quá 2 triệu tấn trong năm nay. 8 tháng đầu năm nay, lượng thịt lợn nhập khẩu tích lũy đã tăng 40,4% lên 1,16 triệu tấn so với cùng kì năm trước, tăng trưởng nhanh hơn so với mức 36% trong 7 tháng đầu năm 2019. Trung Quốc cũng đẩy mạnh nhập khẩu thịt bò và thịt gà để đáp ứng nhu cầu. Nhập khẩu thịt bò trong tháng 8 đã tăng 32,4% so với cùng kì năm trước lên 130.619 tấn, trong khi thịt gà đông lạnh tăng 51% lên 67.074 tấn. Nước này cũng phải sử dụng đến kho dự trữ thịt để đối phó với tình trạng thiếu thịt lợn sau khi Bộ Thương mại Trung Quốc lấy ra 10.000 tấn thịt lợn đông lạnh vào tuần trước, hoặc khoảng 1/10 lượng tiêu thụ thịt lợn của Trung Quốc trong một ngày.
Nguồn: VITIC