Con số này cao hơn nhiều so với dự báo trước đó của cơ quan liên chính phủ này đưa ra hồi tháng 11/2019, là 6,12 triệu tấn.
Nguyên nhân thâm hụt là do sản lượng dự kiến trước đó ở Thái Lan và Ấn Độ giảm mạnh , niên vụ 2019/20 sản lượng đường Ấn Độ dự báo giảm gần 22% và Thái lan giảm khoảng 28%, lần lượt hai nước này chạm mức thấp nhất trong 3 và 9 năm qua. Mức giảm đáng kể này đã làm cho sản lượng mía đường toàn cầu sụt giảm, trong khi những nước khác cũng chỉ có thể bù đắp được một phần sự thâm hụt nhờ vào một vụ mùa kỷ lục ở Nga và triển vọng tăng sản lượng ở Brazil.
Giá đường thô đã đạt mức cao gần ba năm là 15,90 US cent/lb hồi đầu tháng 2/2020, do lo ngại thâm hụt ngày càng lớn. Nhưng sau đó giá giảm dần, hiện ở mức khoảng 14 US cent/lb vì lo ngại dịch virus corona có thể làm giảm tốc độ tăng trưởng toàn cầu.
ISO dự báo sản lượng thế giới ở mức 166,7 triệu tấn trong niên vụ 2019/20, giảm 4,8% so với niên vụ 2018/19 và dự báo mức tiêu thụ ở mức 176,1 triệu tấn, tăng 1,3% so với vụ mùa trước nhưng giảm 1,5% so với mức trung bình 10 năm trước.
Mức thâm hụt lớn sẽ ảnh hưởng đến tồn trữ đường toàn cầu, mà ISO dự kiến sẽ giảm 9,1 triệu tấn, gần bằng mức giảm của năm 2008/09 và khiến tỷ lệ tồn kho/tiêu thụ cuối vụ sẽ ở mức 48%, so với 53,8% của vụ trước.
ISO nhận định đây là tỷ lệ sụt giảm thấp nhất kể từ niên vụ 2011/12. Giá trung bình trong mùa đó khoảng 18 US cent.

Nguồn: VITIC/Reuters