Giá lúa IR 50404 tăng 200 đồng/kg lên 6.000-6.200 đồng/kg; giá lúa OM 9577 6.050 đồng/kg; lúa OM 9582 6.050 đồng/kg; giá lúa Đài thơm 8 6.400-6.600 đồng/kg; giá nếp vỏ tươi 5.000-5.100 đồng/kg; giá nếp Long An (tươi) 5.000-5.200 đồng/kg; lúa OM 6976 6.100-6.200 đồng/kg; lúa OM 18 6.000-6.200 đồng/kg.
Gạo thường 10.500-11.500 đồng/kg; gạo Nàng Nhen 18.000 đồng/kg; gạo Nàng Hoa 16.200 đồng/kg; gạo Nhật 24.000 đồng/kg.
 Giá nông sản tại tỉnh An Giang ngày 14-04-2021

Tên mặt hàng

ĐVT

Giá mua của thương lái (đồng)

Giá bán tại chợ

(đồng)

Giá tăng (+), giảm (-) so với ngày hôm trước

Lúa gạo

- Nếp vỏ (tươi)

kg

5.000 - 5.100

 

 

- Nếp Long An (tươi)

kg

5.000 - 5.200

 

 

- Lúa Jasmine

kg

-

Lúa tươi

 

- Lúa IR 50404

kg

6.000 - 6.200

+200

- Lúa OM 9577

kg

6.050

 

- Lúa OM 9582

kg

6.050

 

- Lúa Đài thơm 8

kg

6.400 - 6.600

+100

- Lúa OM 5451

kg

6.100 - 6.200

 

- Nàng Hoa 9

kg

6.100 - 6.200

 

- Lúa OM 6976

kg

6.100 - 6.200

 

- Lúa OM 18

Kg

6.000 - 6.200

 

- Lúa Nhật

kg

7.500 - 7.600

 

- Lúa IR 50404

kg

7.000

Lúa khô

 

- Lúa Nàng Nhen (khô)

kg

18.000

 

- Nếp ruột

kg

 

13.000 - 14.000

 

- Gạo thường

kg

 

10.500 - 11.500

 

- Gạo Nàng Nhen

kg

 

16.000

 

- Gạo thơm thái hạt dài

kg

 

18.000 - 19.000

 

- Gạo thơm Jasmine

kg

 

14.000 - 15.000

 

- Gạo Hương Lài

kg

 

18.000

 

- Gạo trắng thông dụng

kg

 

14.000

 

- Gạo Nàng Hoa

kg

 

16.200

 

- Gạo Sóc thường

kg

 

15.000

 

- Gạo Sóc Thái

kg

 

17.000

 

- Gạo thơm Đài Loan trong

kg

 

20.000

 

- Gạo Nhật

kg

 

24.000

 

- Cám

kg

 

6.500 - 7.000

 

Thông tin mà Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT) vừa công bố cho thấy, tổng khối lượng gạo xuất khẩu 3 tháng đầu năm 2021 đạt 1,1 triệu tấn với trị giá đạt 606 triệu USD, giảm 30,4% về khối lượng và giảm 17,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Philippines là thị trường tiêu thụ gạo lớn nhất của Việt Nam trong 2 tháng đầu năm 2021 với 38,3% thị phần. Xuất khẩu gạo sang thị trường này trong 2 tháng đầu năm 2021 đạt 225,9 nghìn tấn và 137,6 triệu USD, giảm 28,3% về khối lượng và giảm 11% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Các thị trường có trị giá xuất khẩu gạo tăng mạnh là Trung Quốc (gấp 2,3 lần) và Australia (tăng 81,1%). Ngược lại, thị trường có trị giá xuất khẩu gạo giảm mạnh nhất là Mozambique (giảm 83,6%).

Lý giải về câu chuyện tại sao xuất khẩu gạo lại giảm sâu như vậy trong quý đầu tiên của năm, ông Phạm Thái Bình, Tổng giám đốc Công ty CP nông nghiệp công nghệ cao Trung An cho biết, quý 1 năm nay, yếu tố khách quan là container đóng hàng xuất đi rất hiếm, DN phải trả tiền cao gấp mấy lần để có container.

Mặt khác, thị trường truyền thống nhập nhiều gạo của Việt Nam như Philippines lại có sự thay đổi kế hoạch, lượng mua vào rất ít, khác nhiều so với quý 1/2020.

Nhắc tới câu chuyện thiếu container rỗng, ông Trần Thanh Hải, Phó cục trưởng Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương) cũng đánh giá: Thời gian qua, giá cước tàu biển và giá thuê container rỗng tăng cao ảnh hưởng mạnh đến hoạt động xuất nhập khẩu, đặc biệt là xuất khẩu, trong đó có mặt hàng gạo.

Mặc dù tính kim ngạch xuất khẩu nói chung trong 3 tháng đầu năm sụt giảm, song điểm đáng chú ý trong câu chuyện xuất khẩu gạo là giá xuất khẩu vẫn theo chiều tăng lên.

Cụ thể, trong tháng 3/2021, giá xuất khẩu bình quân gạo Việt Nam đạt 547 USD/tấn, tăng 0,5% so với tháng 2/2021 và tăng 19,1% so với tháng 3/2020. Tính bình quân trong quý 1/2021, giá xuất khẩu gạo đã tăng 18,6% so với cùng kỳ năm 2020, đạt 547USSD/tấn. "Nguyên nhân tăng là do nhu cầu mua gạo Đông Xuân vụ mới từ Việt Nam của các đối tác nước ngoài tăng cao", đại diện Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản cho hay.

Trong khi đó, giá gạo 5% của Ấn Độ đạt 396 USD/tấn vào đầu tháng nhưng đã tăng lên 401 USD/tấn vào cuối tháng. Hiện, gạo Ấn Độ đang có giá thấp nhất trong ba nước xuất khẩu gạo lớn nhất nên khả năng cạnh tranh tương đối cao so với các nước còn lại.

Giá gạo Thái Lan đạt mức 538 USD/tấn vào đầu tháng nhưng đã giảm xuống 509 USD/tấn vào cuối tháng, nguyên nhân chính là do tỷ giá giảm.

Tuy nhiên, sau đà tăng giá trong quý 1/2021, thông tin không mấy vui mừng là thời gian gần đây, giá lúa gạo lại đang giảm theo xu thế giảm giá của lúa gạo thế giới. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), trong tuần qua trên thị trường thế giới, giá gạo xuất khẩu đi ngang sau phiên giảm thêm 5 USD trong tuần trước. Hiện, gạo 5% tấm có giá 483-487 USD/tấn; gạo 25% tấm 458-462 USD/tấn.

Giá lúa gạo đang theo chiều đi xuống, ông Bình đánh giá, dù giảm nhưng giá gạo xuất khẩu của Việt Nam vẫn cao nhất hơn 9 năm qua và cao hơn khoảng 100 USD/tấn so với cùng thời điểm năm ngoái.

“Đừng quá sốt ruột lo lắng rồi đua nhau hạ giá gạo xuống lúc này, kể cả bán lỗ là rất tai hại cho ngành lúa gạo Việt Nam. Tôi tin rằng trong quý 2/2021 mọi thứ sẽ khả quan hơn, kể cả thị trường truyền thống lẫn không truyền thống”, ông Bình nhấn mạnh.

Trong tuần qua giá gạo tại các địa phương đã ghi nhận sụt giảm mạnh từ 50-650 đồng/kg, trong đó giá gạo thành phẩm xuất khẩu có mức giảm mạnh nhất. Cụ thể, gạo lứt loại 1 tại Đồng Tháp giảm 450 đồng/kg, còn 8.800 đồng/kg; tại An Giang giảm 200 đồng/kg, còn 8.650 đồng/kg; tại Tiền Giang giảm 100 đồng/kg, còn 8.950 đồng/kg…

Gạo 5% tấm tại Tiền Giang giảm 600 đồng/kg, còn 10.550 đồng/kg; tại Long An giảm 100 đồng/kg, còn 11.150 đồng/kg; tại An Giang giảm 500 đồng/kg, còn 11.300 đồng/kg… Gạo 25% tấm tại Tiền Giang giảm 600 đồng/kg, còn 10.150 đồng/kg; tại Đồng Tháp giảm 650 đồng/kg, còn 9.900 đồng/kg.

Nguồn: VITIC