Tham khảo giá cà phê nhân xô tại Việt Nam

TT nhân xô

Giá trung bình

Thay đổi

FOB (HCM)

1.286

Trừ lùi: +80

Đắk Lăk

30.000

+300

Lâm Đồng

29.500

+300

Gia Lai

29.900

+300

Đắk Nông

30.000

+300

Hồ tiêu

36.500

0

Tỷ giá USD/VND

23.350

-15

Đơn vị tính: VND/kg|FOB: USD($)/tấn

Diễn đàn của người làm cà phê 

Dẫn nguồn thitruongcaphe.net, những diễn biến thất thường của thời tiết khiến mực nước ao hồ, song suối tại khu vực Tây Nguyên xuống thấp và dự báo sẽ kéo dài, dẫn đến nguy cơ thiếu nước tưới cho cây cà phê. Tình trạng này cũng xảy ra tại nhiều khu vực phía Nam của tỉnh Lâm Đồng, mà cây cà phê lại chiếm diện tích lớn trong các loại cây trồng, sẽ bị tác động mạnh bởi khô hạn.

Theo dữ liệu thống kê của Tổng cục Hải Quan Việt Nam, xuất khẩu cà phê trong tháng 3/2020 đạt 169.981 tấn (tương đương 2,83 triệu bao), giảm 2,2% so với tháng trước đó và giảm 1,22% so với cùng kỳ năm trước. Số liệu này đã đưa xuất khẩu 3 tháng đầu năm 2020 lên đạt tổng cộng 489.260 tấn (tương đương 8,15 triệu bao), tăng 0,26% so với xuất khẩu 3 tháng đầu năm 2019.

Trên thị trường thế giới, hai sàn giao dịch đảo chiều với các mức tăng khá. Giá robusta kỳ hạn tháng 5 trên sàn London tăng 10 USD, tương đương 0,86% lên ở 1.169 USD/tấn. Giá arabica cùng kỳ hạn trên sàn New York cộng 3 US cent, tương đương 2,56% chốt tại 120,20 US cent/lb.

Giá cà phê Robusta giao dịch tại London

Kỳ hạn

Giá

Thay đổi

% thay đổi

Khối lượng

Cao nhất

Thấp nhất

Mở cửa

HĐ mở

05/20

1169

+10

+0.86 %

10646

1173

1118

1152

34901

07/20

1206

+14

+1.17 %

17613

1210

1154

1182

53236

09/20

1224

+14

+1.16 %

7503

1229

1176

1210

26938

11/20

1243

+15

+1.22 %

1942

1247

1197

1228

15661

Đơn vị tính: USD($)/ Tấn | Đơn vị giao dịch: lot = 10 tấn

Giá cà phê Arabica giao dịch tại New York

Kỳ hạn

Giá

Thay đổi

% thay đổi

Khối lượng

Cao nhất

Thấp nhất

Mở cửa

HĐ mở

05/20

120.20

+3

+2.56 %

9063

121.20

114.60

117

20550

07/20

121.20

+2.85

+2.41 %

22045

122.15

115.60

118.05

68290

09/20

122.25

+2.7

+2.26 %

7574

123.15

116.85

119.20

42837

12/20

123.55

+2.5

+2.07 %

4386

124.50

118.40

120.70

43449

Đơn vị tính: USD Cent/lb | 1USD = 100cent | 1Lb ~= 0.45Kg | Đơn vị giao dịch: lot = 37,500 lb

Theo TBKTSG online, các chuyến tàu chở container hàng hóa, khởi hành từ châu Á trước khi dịch Covid-19 lan rộng toàn cầu, đang đối mặt với nguy cơ dồn ứ tại các kho cảng châu Âu do nhu cầu sụt giảm đồng thời các lệnh phong tỏa làm gián đoạn kho vận.
Cập nhật tình hình dịch Covid-19 ngày 16/4/2020: Dẫn nguồn Tuổi trẻ, ngày 15/4 nước Mỹ ghi nhận số người chết vì COVID-19 kỷ lục trong vòng 24 giờ với gần 2.600 ca. Đến nay tổng số người chết ở Mỹ lên 28.502 người, tổng số ca nhiễm lên 643.296 người, theo cập nhật của trang worldometer.
Bộ Y tế Pháp ngày 15/4 cho biết số ca tử vong do COVID-19 ở Pháp đã tăng thêm 1.438 ca, lên tổng cộng 17.167 ca. Đây là mức tăng ca tử vong nhiều nhất trong một ngày ở Pháp. Nguyên nhân là vì các viện dưỡng lão của Pháp cộng dồn số ca tử vong không được báo cáo trong lễ Phục sinh vào cuối tuần kéo dài 3 ngày.
Ngày 15/4, Thủ tướng Đức Angela Merkel và thủ hiến các bang ở Đức đã họp trực tuyến và nhất trí tiếp tục duy trì các biện pháp giãn cách xã hội đến ngày 3/5. Tuy nhiên, một số cửa hàng sẽ được phép mở lại từ tuần tới. Còn các trường học ở Đức sẽ mở lại từ ngày 4/5. Thủ tướng Merkel cũng khuyên người dân đeo khẩu trang khi xuất hiện ở nơi công cộng và ở các cửa hàng.
Ngày 15/4, các cựu binh Nga đã thúc giục Tổng thống Nga Vladimir Putin hoãn duyệt binh kỷ niệm Ngày Chiến thắng lần thứ 75 do mối đe dọa của COVID-19 với những người tham gia, theo Hãng tin AFP. Cho đến nay, Nga vẫn chưa tuyên bố từ bỏ kế hoạch tổ chức duyệt binh quy mô lớn, với hàng ngàn binh sĩ dự kiến sẽ đi qua Quảng trường Đỏ vào ngày 9/5 tới.
Ngày 15/4, nhóm các quốc gia phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới G20 tuyên bố đồng ý với sáng kiến cho các quốc gia nghèo nhất thế giới tạm ngừng trả nợ bắt đầu từ ngày 1/5 cho tới cuối năm trong bối cảnh những quốc gia này đang chật vật ứng phó với COVID-19, theo Hãng tin Reuters. G20 cũng lặp lại cam kết triển khai "tất cả công cụ chính sách sẵn có" để đối phó cuộc khủng hoảng y tế và kinh tế do COVID-19 gây ra.
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) trước đó cũng đã kêu gọi chính phủ các nước lùi thời hạn trả nợ 6 tháng cho các quốc gia nghèo đang cần hỗ trợ nhất.

Nguồn: VITIC/Reuters