Giá dầu cọ kỳ hạn tháng 1/2021 trên sàn Bursa Malaysia giảm 23 ringgit tương đương 0,75% xuống 3.042 ringgit (730,72 USD)/tấn.
Indonesia đưa ra thuế xuất khẩu dầu cọ thô ở mức 3 USD/tấn trong tháng 11/2020, không thay đổi so với tháng 10/2020, Bộ Thương mại nước này cho biết.
Tuy nhiên, nước sản xuất dầu cọ hàng đầu thế giới dự kiến sẽ công bố cơ cấu thuế xuất khẩu mới vào tuần tới và sẽ có khả năng tăng lên mức tối đa 120-122,5 USD/tấn, Marcello Cultrera, giám đốc quản lý thuộc Phillip Futures, Kuala Lumpur cho biết.
Trong tháng 9/2020, Indonesia cho biết kế hoạch sửa đổi các quy định về thuế xuất khẩu dầu cọ là phần của động thái nhằm hỗ trợ quy định bắt buộc sử dụng dầu sinh học B30, trong bối cảnh lo ngại giá dầu thô giảm khiến chương trình không bền vững.
Nhập khẩu dầu cọ của EU và Anh năm 2020/21 bắt đầu từ ngày 1/7/2020 đạt 1,95 triệu tấn tính đến 25/10/2020, tăng 3% so với cùng kỳ năm trước, số liệu EU cho biết.
Giá dầu cọ thô năm 2020 sẽ tăng đáng kể so với dự báo trước đó của Fitch Rating, chủ yếu do sản lượng phục hồi chậm hơn dự kiến.
Trên sàn Đại Liên, giá dầu đậu tương giảm 0,7% và giá dầu cọ tăng 0,3%. Giá dầu đậu tương trên sàn Chicago giảm 0,9%.
Giá dầu cọ chịu ảnh hưởng bởi giá dầu có liên quan khi cạnh tranh thị phần trên thị trường dầu thực vật toàn cầu.

Nguồn: VITIC/Reuters