Giá cám gạo nội địa khu vực Sa Đéc, Cái Bè nhích nhẹ, lên mức 4.900 – 4.950 đồng/kg do nhu cầu của các nhà máy TACN có nhiều hơn, một số nhà máy TACN khu vực phía Bắc cũng đặt hàng sấy để đưa ra bắc.
Giá cám gạo một số vùng nguyên liệu
ĐVT: đ/kg

Nguyên liệu

20/2

19/2

Sa Đéc (Đồng Tháp, cám khô) – nội địa, giao ngay

4.900 – 4.950

4.800 – 4.900

Thốt Nốt (Cần Thơ, cám khô) – nội địa, giao ngay

4.900 – 4.950

4.800 – 4.900

Nguồn: Bộ NN&PTNT, Agromonitor
Tại miền Nam, thị trường khô đậu tương đứng trở lại, một vài đơn vị vẫn chào hàng giao tháng 2 ở mức 9.350 đồng/kg (rời cảng Vũng Tàu) nhưng chốt ít, chủ yếu khách lẻ.
Giá khô đậu tương bán nội địa
ĐVT: đ/kg

Nguyên liệu

20/2

19/2

Cái Lân – Argentina/Mỹ, nhập khẩu rời cảng giao tháng 12/1

9.350/9.250/9.150

9.380/9.250/9.150

Vũng Tàu – Argentina/Mỹ , nhập khẩu rời cảng giao tháng 12/1

9.300 - 9.350/9.200/9.100

9.300 – 9.350/9.200/9.100

Nguồn: Bộ NN&PTNT, Agromonitor
Đối với ngô nguyên liệu thị trường im ắng, nhà máy chờ các diễn biến tiếp theo về tình hình dịch bệnh. Có doanh nghiệp thương mại giảm giá chào ngô Brazil tháng 3 xuống mức 5.370 đồng/kg (rời cảng Vũng Tàu), giảm 30 đồng/kg so với trước đó, tuy nhiên giá chốt chỉ quanh mức 5.350 đồng/kg.
Được biết chiều 19/2/2019, Cục Thú Y (Bộ NN&PTNT) đã chính thức họp báo thông tin tại Việt Nam đã phát hiện có 8 ổ dịch tả lợn châu Phi tại Hưng Yên và Thái Bình.
Giá ngô tại một số vùng nguyên liệu
ĐVT: đ/kg

Nguyên liệu

20/2

19/2

Cái Lân – ngô Argentina/Nam Phi – giao lên xe rời cảng giao tháng 12/1

5.300/5.300-5.350

5.300/5.300-5.350

Vũng Tàu – Argentina/Nam Phi – giao lên xe rời cảng giao tháng 12/1

5.300/5.300-5.350

5.300/5.300-5.350

Nguồn: Bộ NN&PTNT, Agromonitor
Theo Cục XNK (Bộ Công Thương), ước tính tháng 2/2019 cả nước nhập khẩu 250 nghìn USD thức ăn gia súc và nguyên liệu, giảm 32,6% so với tháng 1/2019 và 2,2% so với tháng 2/2018. Tính chung 2 tháng 2019 ước đạt 621 triệu USD, tăng 6,8% so với cùng kỳ năm trước.
Theo TCHQ, trong tuần đầu tháng 2/2019, thức ăn gia súc và nguyên liệu chủ yếu được nhập khẩu từ Argentina, Mỹ, Pháp, Trung Quốc tại cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh).
Tham khảo giá thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu nhập khẩu tính đến 1/2/2019

Chủng loại

ĐVT

Đơn giá (USD)

Cảng, cửa khẩu

PTTT

Nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi cho lợn, gia cầm :Bột thịt xương bò, không có melamine

Kg

0,325

Cảng Tân Vũ - Hải Phòng

CFR

Nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản : Bột đạm từ lợn ( Bột thịt xương lợn).

Tấn

340,2991

Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh)

CFR

Bột Gia Cầm - Nguyên liệu sản xuất thức ăn CNTS

Tấn

708,6942

Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh)

CFR

Nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi: Bột gia cầm.Hàng mới 100%

Kg

0,85

Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh)

CFR

Bột thịt xương lợn - Nguyên liệu sản xuất thức ăn CNTS

Kg

0,5073

Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh)

CFR

Bột đạm từ lợn - Nguyên liệu sản xuất thức ăn CNTS

Tấn

395,5789

Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh)

CIF

Bột đạm từ lợn (Bột Thịt Xương Lợn) - Nguyên liệu sản xuất thức ăn CNTS

Tấn

405,7613

Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh)

CPT

Bột đạm từ lợn (Bột Thịt Xương Lợn) - Nguyên liệu sản xuất thức ăn CNTS

Tấn

406,9917

Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh)

CFR

Khô Dầu Đậu Nành nguyên liệu dùng sản xuất thức ăn chăn nuôi.

Kg

0,3853

Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh)

C&F

Khô dầu đậu tương

Kg

0,3786

Cangr Cais Meps TCIT (Vũng Tàu)

CFR

Khô dầu đậu tương: Nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi

Tấn

389,308

Cảng Cái Lân (Quảng Ninh)

CFR

Nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi: Chất bổ sung WOU (500gam/hộp).

Bao

3,9723

Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh)

CIP

Axit Formic –CH2O2-mã 64-18-6 ( Chất bổ sung trong TĂCN)

Kg

1,8726

Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh)

CIF

Chế phẩm bổ sung nguyên liệu thức ăn chăn nuôi Selisseo 0.1% Se.

Kg

6,2

Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh)

CIF

Nguyên liệu dùng chế biến thức ăn chăn nuôi: V&V (25 kg/bao).

Tấn

1591,203

Đình Vũ Nam Hải

CFR

Nguyên liệu sx thức ăn chăn nuôi: CalitonTM (Basic Cupric Chloride) .dùng để bổ sung Đồng trong thức ăn chăn nuôi

Kg

4,8

Đình Vũ Nam Hải

CIF

Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), trong năm kinh doanh năm 2018 – 2019, tiêu thụ thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam dự báo tăng nhẹ do ngành chăn nuôi heo phục hồi và lĩnh vực thủy sản tiếp tục tăng trưởng.
Năm 2018, USDA hạ ước tính nguồn cung ngô tại Việt Nam xuống 8,7 triệu tấn do khối lượng nhập khẩu thực tế giảm. Nhập khẩu các sản phẩm phụ của quá trình sản xuất ethanol (DDGS) ước đạt 690.000 triệu tấn, giảm so với dự báo ban đầu là 1 triệu tấn. Ngược lại, USDA cho rằng Việt Nam sẽ tăng nhập khẩu lúa mỳ để làm thức ăn chăn nuôi lên 2 triệu tấn. Nguồn cung sắn trong nước dự báo tăng lên 800.000 tấn do Việt Nam giảm xuất khẩu trong nửa đầu năm 2018. Ngoài ra, khối lượng nhập khẩu các loại thức ăn khác/cám cũng được điều chỉnh tăng lên 800.000 tấn.
Đối với năm 2019, USDA hạ dự báo nhập khẩu DDGS của Việt Nam từ 1,2 triệu tấn xuống 1 triệu tấn do giá tăng. Để bù lại, nhập khẩu bã đậu nành sẽ tăng lên 6,5 triệu tấn. Nhập khẩu các loại thức ăn khác/cám ước đạt đạt 800.000 tấn.
Nguồn: VITIC tổng hợp/Bộ NN&PTNT, Agromonitor, TCHQ, ndh.vn

Nguồn: Vinanet