Xuất khẩu giảm từ nhà sản xuất đường lớn nhất thế giới có thể hỗ trợ giá toàn cầu đã giảm gần 1/3 từ mức đỉnh ngày 12/2 và giúp các đối thủ như Brazil tăng xuất khẩu.
Prakash Naiknavera, giám đốc điều hành của Liên đoàn hợp tác xã các nhà máy đường quốc gia trả lời Reuters “không có xuất khẩu ngang nhau sau khi giá toàn càu giảm gần đây. Ở mức giá này các giao dịch mới không thể diễn ra”.
Nhiều năm sản lượng mía bội thu và sản lượng đường kỷ lục đã kìm hãm giá đường của Ấn Độ, khiến khó khăn cho các nhà máy thanh toán tiền cho nông dân.
Để giảm nợ và giảm tồn kho đang tăng, chính phủ đã chấp thuận trợ cấp 10.448 rupees (137,5 USD)/tấn để xuất khẩu 6 triệu tấn trong niên vụ 2019/20 kết thúc vào ngày 30/9.
Các nhà máy đường Ấn Độ sẵn sàng giải quyết sản lượng 2,8 triệu tấn trong số 3,7 triệu tấn đã ký hợp đồng để xuất khẩu.
Các nhà máy và thương nhân có thể vật lộn để xuất khẩu số lượng đã ký hợp đồng còn lại và một số hợp đồng xuất khẩu có thể bị hủy do giá giảm mạnh.
Xuất khẩu từ Ấn Độ dự kiến phục hồi từ tháng 3/2020 sau khi New Delhi phân phối lại hạn ngạch xuất khẩu đường chưa sử dụng trong tháng 2/2020.
Trước khi tái phân phối để tăng cường xuất khẩu, giá toàn cầu đã giảm và triển vọng xuất khẩu cùng giảm, theo B. Thombare, chủ tịch Hiệp hội các nhà máy mía đường Tây Ấn Độ.
Nhu cầu đường từ các nhà sản xuất kem và đồ uống thường tăng trong mùa hè, nhưng năm nay giá đang giảm do mọi người đang tránh ăn đồ lạnh và kem vì lo ngại virus corona.
Ấn Độ đã báo cáo 415 ca nhiễm virus corona và 7 người chết nhưng các chuyên gia y tế đã cảnh báo sự tăng vọt có thể sắp diễn ra.
Để đối phó, chính quyền đã áp đặt hạn chế đi lại và cấm tụ tập đông người cho đám cưới hoặc các sự kiện tôn giáo điều đó đang làm giảm nhu cầu đường.
Ông Thombare cho biết “ngành công nghiệp đường đang trong khủng hoảng. Xuất khẩu không thể xảy ra. Nhu cầu trong nước đang giảm. Chúng tôi không thể thanh toán tiền mía cho nông dân với giá đã hứa”.
 

Nguồn: VITIC/Reuters