Như vậy, trong 2 tháng gần đây, tức tháng 6-7/2019, giá nhiên liệu này giảm tổng cộng 4.333 đồng mỗi kg, tương đương mỗi bình 12 kg giảm được 52.000 đồng.
Nguyên nhân giá gas tháng 7/2019 giảm mạnh do thế giới công bố giá nhiên liệu 365 USD/tấn, giảm 57,5 USD mỗi tấn so với tháng trước.
Hiện giá gas trong nước phụ thuộc vào diễn biến thế giới do nguồn cung nội địa chỉ chủ động được khoảng 60% mức tiêu thụ.
So sánh diễn biến giá khí gas trong nước và thế giới từ đầu năm đến nay
Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Thống kê, tình hình khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên giảm 2,5% (khai thác dầu thô giảm 6,9%, khai thác khí đốt tự nhiên tăng 1,6%).
Trước đó, trong 6 tháng đầu năm, theo Tổng công ty khí Việt Nam (PV GAS) cho biết đã tiếp nhận 5.335,3 triệu m3 khí ẩm, bằng 103% kế hoạch 6 tháng (tương đương với cùng kỳ năm 2018) và bằng 55% kế hoạch năm; Xử lý và phân phối 5.184,4 triệu m3 khí khô cho khách hàng, bằng 104% kế hoạch 6 tháng và bằng 55% kế hoạch năm; Sản xuất và cung cấp 39,8 ngàn tấn condensate, bằng 125% kế hoạch 6 tháng (bằng 80% so với cùng kỳ năm 2018) và bằng 64% kế hoạch năm. Cùng với đơn vị thành viên, PV GAS cung cấp ra thị trường 913,7 ngàn tấn LPG (xuất khẩu và kinh doanh tại thị trường nước ngoài 261,4 ngàn tấn).
Được biết 6 tháng đầu năm 2019, PV GAS cũng đã đàm phán, ký kết nhiều thỏa thuận quan trọng. Cụ thể, Ký thỏa thuận khung (HOA) mua bán khí LNG nhập khẩu cấp cho các nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4 vào tháng 1/2019; Chuẩn bị đàm phán HOA mua bán khí với các chủ mỏ khí Tuna - Indonesia; Tham gia cùng Tổ công tác Tập đoàn đàm phán thỏa thuận khung hợp đồng mua bán khí Sư Tử Trắng giữa Tập đoàn và các Chủ mỏ; Làm việc với các bên liên quan về hợp đồng đấu nối và vận hành (TOSA) dự án đường ống dẫn khí Lô B; Làm việc với các đối tác: Petronas, Total, AGDC, Woodside, EDF, ENI chuẩn bị cho công tác thu xếp nguồn cung LNG cho các dự án nhập khẩu LNG do PV GAS làm chủ đầu tư.
Để thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu kế hoạch 6 tháng cuối năm và cả năm 2019, PV GAS định hướng sẽ tiếp tục nỗ lực vận hành an toàn, hiệu quả hệ thống khí; phối hợp với các đơn vị thực hiện tốt công tác dự báo, ấn định, điều độ khí để cấp tối đa khí và các sản phẩm khí cho các khách hàng; Rà soát kỹ công tác chuẩn bị, thực hiện có chất lượng công tác bảo dưỡng sửa chữa trong các đợt dừng khí tháng 8 và 9/2019 của các hệ thống khí, đảm bảo an toàn, giảm tối đa thời gian dừng cấp khí; Tiếp tục tăng cường công tác An ninh - An toàn - PCCC, truyền thông, đảm bảo toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh tại PV GAS an toàn, không để sự cố gây mất an toàn xảy ra, đặc biệt trong mùa mưa bão; Tiếp tục bám sát, làm việc với cấp có thẩm quyền chấp thuận các vấn đề liên quan đến giá khí, cước phí, hợp đồng áp dụng; Tiếp tục kiểm soát tiến độ thực hiện cũng như đảm bảo vốn cho các dự án quan trọng;…
Đối với nhập khẩu, theo số liệu thống kê từ TCHQ tháng 7/2019 nhập khẩu khí hóa lỏng ảm đạm sụt giảm ở cả lượng và trị giá – đây là tháng giảm thứ hai liên tiếp, giảm lần lượt 12,1% và 16,8% tương ứng với 125 nghìn tấn, trị giá 54,66 triệu USD.
Tính chung từ đầu năm đến hết tháng 7/2019, lượng khí nhập về đạt 941,8 nghìn tấn, trị giá 490,85 triệu USD, tăng 8% về lượng nhưng kim ngạch giảm 1,6% so với 7 tháng năm 2018.
Trong 7 tháng đầu năm 2019, Việt Nam nhập khẩu chủ yếu từ thị trường Trung Quốc đại lục, chiếm trên 38,3% tổng lượng nhóm hàng, đạt 360,73 nghìn tấn, trị giá 197,55 triệu USD, giá nhập bình quân 547,65 USD/tấn, tăng 14,49% về lượng và 7,17% trị giá, giá bình quân giảm 6,39% so với cùng kỳ năm trước. Tính riêng tháng 7/2019, Việt Nam cũng đã nhập từ Trung Quốc 57,28 nghìn tấn, trị giá 26,29 triệu USD, tăng 28,49% về lượng và tăng 14,20% về trị giá so với tháng 6/2019, giá nhập bình quân giảm 11,12% tương ứng với 459,08 USD/tấn.
Đứng thứ hai là thị trường Qatar đạt 90,4 nghìn tấn, trị giá 46,1 triệu USD, giảm 33,6% về lượng và giảm 42,12% về trị giá, giá nhập bình quân 510,71 USD/tấn, giảm 12,82% so với cùng kỳ năm 2018.
Kế đến là các thị trường Saudi Arabia, Co Oét, Thái Lan, Malaysia…
Đặc biệt, thời gian này Việt Nam tăng mạnh nhập khẩu khí hóa lỏng từ thị trường Saudi Arabia, nếu so với 7 tháng đầu năm 2018 tăng gấp 6,1 lần về lượng (tức tăng 506,15%) và gấp 5,3 lần về trị giá (tức tăng 428,69%), giá nhập bình quân 417,76 USD/tấn, giảm 12,79%.
Đáng chú ý, 7 tháng đầu năm nay, thị trường cung cấp khí hóa lỏng cho Việt Nam có thêm các thị trường mới như Australia, Đài Loan (TQ) và Nigeri với lượng nhập lần lượt là 11,9 nghìn tấn, 1,6 nghìn tấn và 34,6 nghìn tấn.
Thị trường nhập khẩu khí hóa lỏng 7 tháng đầu năm 2019

Thị trường

7 tháng đầu năm 2019

+/- so với cùng kỳ 2018 (%)*

Lượng (Tấn)

Trị giá (USD)

Lượng

Trị giá

Trung Quốc

360.735

197.556.316

14,49

7,17

Qatar

90.404

46.170.261

-33,6

-42,12

Saudi Arabia

70.010

29.247.264

506,15

428,64

Kuwait

67.478

29.449.636

101,41

68,92

Thái Lan

57.908

30.932.436

-49,04

-54,44

Malaysia

55.178

29.620.758

122,39

100,61

UAE

21.849

11.667.381

-71,77

-72,84

Indonesia

18.920

10.268.192

6,83

2,52

Hàn Quốc

1.434

1.477.634

-69,99

-56,33

(*Tính toán số liệu từ TCHQ)
Nguồn: VITIC tổng hợp

Nguồn: Vinanet