Mối quan tâm ngày càng tăng với trái cây bền vững: Tiêu thụ trái cây tươi ở châu Âu đang phát triển hướng đến các sản phẩm sản xuất và chế biến bền vững hơn. Các vấn đề môi trường và xã hội trở nên ngày càng quan trọng hơn. Các cơ chế chứng nhân về môi trường và xã hội bao gồm các hành động để làm giảm mạnh và đăng ký việc sử dụng thuốc trừ sâu, hành động về an toàn của người lao động và/hoặc thậm chí là bao gồm cả việc bảo đảm về giá cho ngwowffi trồng. CÁc cơ chế chứng nhận phù hợp với Chương trình tuân thủ xã hội toàn cầu (GSCP- Global Social Compliance Program) sẽ có nhiều cơ hội được các siêu thị châu Âu chấp nhận hơn.

Lời khuyên:

Kiểm tra website của GSCP để biết thêm thông tin về các quy tắc môi trường và xã hội.

Chú ý đến thực phẩm vì sức khỏe: Người tiêu dùng ở châu Âu ngày càng nhận thức tốt hơn về các vấn đề sức khẻo và chú ý hơn đến chế độ ăn. Vải được biết đến rộng rãi là một loại trái cây tốt cho sức khỏe. Do người tiêu dùng châu Âu hướng tới các trái cây ngon và tốt cho sức khỏe, các lợi ích về sức khỏe là một trong các yếu tố chính để thành công trên thị trường.

Lời khuyên:

Phổ biến lợi ích sức khỏe của trái cây này để hỗ trợ mở rộng thị trường châu Âu. Lưu ý đến Luật châu Âu về việc công  bố thực phẩm vì sức khỏe

Phân khúc hữu cơ: Nhờ sự chú ý tăng lên về môi trường và sức khỏe, mối quan tâm về các loại rau và củ sản xuất hữu cơ ngày càng tăng. Mặc dù vải hữu cơ vẫn chưa bán được nhiều, nhưng đây có thể là một phân khúc đáng để khám phá. Có các nhà nhập khẩu chuyên về các sản phẩm ngoại nhập và hữu cơ. Tuy nhiên, ở một số nước, hữu cơ gắn liền với sản phẩm địa phương và các sản phẩm vận chuyển bằng đường hàng không sẽ không dễ dàng được chấp nhận là hữu cơ.

Lời khuyên:

  • Nếu khí hậu và chất đất của bạn phù hợp để canh tác hữu cơ, xác nhận với người mua của bạn về khả năng cung cấp vải hữu cơ.
  • Đọc thêm về canh tác hữu cơ trên website của Hiệp hội đất
  • Tìm các nhà nhập khẩu chuyên biệt trên Danh bạ quốc tế về các nhà bán buôn và công ty cung cấp thực phẩm hữu cơ Organic-Bio.

Khẩu vị rất quan trọng: Người tiêu dùng châu Âu muốn vải ở độ chín tối ưu khi mua. Trái cây ngoại nhập thường là đắt đỏ, do đó mức độ của khẩu vị và ngoại hình càng quan trọng. Vị của quả vải nên ngọt và thịt quả phải cứng.

Lời khuyên:

Đảm bảo rằng chuỗi cung ứng và quy trình vận tải không ảnh hưởng đến vị của sản phẩm một cách đáng kể.

Các yêu cầu quả vải cần phải đáp ứng để được cấp phép trên thị trường châu Âu

Yêu cầu của người mua có thể chia thành (1) Bắt buộc, các yêu cầu bạn bắt buộc phải đáp ứng để có thể tiến vào thị trường, ví dụ như yêu cầu theo luật, (2) các yêu cầu chung, phần lớn trong đó các đối thủ cạnh tranh của bạn đã thực hiện, hay nói cách khác, là các yêu cầu bạn phải tuân thủ để có thể tham gia vào thị trường, và (3) các yêu cầu thị trường đặc thù cho các phân khúc đặc thù.

Các thông tin chung xem trong Yêu cầu của người mua về rau và quả tươi ở CBI Market Intelligence Platform for fresh fruit and vegetables.

Các yêu cầu bắt buộc

Thuốc trừ sâu

Tồn dư thuốc trừ sâu là một trong những vấn đề nhạy cảm của các nhà cung cấp rau quả. Để tránh các nguy cơ về sức khỏe và môi trường, EU đã thiết lập mức tồn dư cao nhất (MRLs) cho phép với thuốc sâu trong và trên sản phẩm thực phẩm. Các sản phẩm có hàm lượng thuốc trừ sâu cao hơn mức cho phép sẽ bị rút bỏ trên toàn bộ thị trường châu Âu. Lưu ý rằng người mua ở một số quốc gia thành viên như UK, Đức, Hà Lan và Áo áp dụng ngưỡng tồn dư cao nhất cao hơn so với mức MRLs theo quy định chung của châu ÂU.

Lời khuyên:

  • Để tìm xem mức MRLs tương ứng của vải, sử dụng cơ sở dữ liệu MRL của EU trong đó có thể tìm thấy tất cả các ngưỡng MRL đã quy đổi tương ứng. Bạn có thể tìm kiếm về sản phẩm của bạn hay loại thuốc trừ sâu đã sử dụng và cơ sở dữ liệu cho biết danh sách các MRL liên quan đến sản phẩm của bạn hay thuốc trừ sâu. Đọc thêm về MRL trong Trung tâm hỗ trợ xuất khẩu EU.
  • Giảm lượng thuốc trừ sâu bằng cách áp dụng quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trong sản xuất. IPM là một chiến lược kiểm soát sâu bệnh trong nông nghiệp bao gồm quản lý hóa chất và các biện pháp thực hành trồng trọt.
  • Kiểm tra với người mua của bạn nếu họ có yêu cầu bổ sung về MRL và thuốc trừ sâu sử dụng.

Sức khỏe của cây trồng

Rau và quả xuất khẩu vào châu Âu phải tuân thủ quy chế của EU về sức khỏe cây trồng. EU đã đưa ra các yêu cầu về kiểm dịch để ngăn chặn việc đưa vào và lan truyền các chủng loại sinh vật có hại đối với cây trồng và các sản phẩm từ cây trồng trong EU. CÁC yêu cầu này chủ yếu hàm ý như sau:

  • Một danh mục liệt kê các sinh vật không được phép nhập khẩu vào EU, trừ một số trường hợp cụ thể được áp dụng. Các biện pháp kiểm soát của EU có thể thay đổi.
  • Các cây trồng hay sản phẩm cây trồng cụ thể trong Phần B, Phụ lục V của Hướng dẫn về sức khỏe cây trồng 200/29/EC phải đi kèm với một chứng nhận về sức khỏe cây trồng. Một chứng nhận về kiểm dịch mẫu có thể thấy ở Phụ lục VII trong Hướng dẫn về sức khỏe cây trồng.

Lời khuyên:

  • Kiểm tra với Tổ chức bảo vệ thực vật quốc gia tương ứng hay nhà nhập khẩu châu Âu của bạn xem các yêu cầu cụ thể với sản phẩm là gì. Danh mục các Tổ chức bảo vệ thực vật quốc gia ở đây.
  • Đọc thêm về sức khỏe cây trồng tại Trung tâm hỗ trợ xuất khẩu Châu Âu.

Chất gây ô nhiễm

Chất gây ô nhiễm là các vật chất không bổ sung vào thực phẩm một cách có chủ đích, nhưng có thể xuất hiện do hậu quả của các bước khác nhau trong quá trình sản xuất, đóng gói, vận chuyển hay lưu kho. Để tránh các tác động tiêu cực về chất lượng của thực phẩm và rủi ro về sức khỏe con người, EU đã đặt ra các ngưỡng đối với một số loại chất gây ô nhiễm.

Lời khuyên:

  • Tìm các mức ô nhiễm tương ứng trong phụ lục của Quy định (EC) 1881/2006. Tất cả các vật chất ô nhiễm được thể hiện và ngưỡng tối đã được cung cấp theo sản phẩm hay nhóm sản phẩm.
  • Tìm hiểu thêm về việc phòng trừ và giảm các nguyên nhân dẫn tới ôi nhiêm trong Quy tắc thực hành công bố theo Codex Allimentarius.
  • Kiểm tra danh mục những điều cần biết về ô nhiễm thực phẩm của EU “Kiểm soát ô nhiễm thực phẩm: cách EU đảm bảo rằng thực phẩm của chúng ta an toàn” và đọc thêm về ô nhiễm tại Trung tâm hỗ trợ xuất khẩu EU

Kiểm soát thực phẩm nhập khẩu vào châu Âu

Để đảm bảo an toàn thực phẩm và tránh các tác hại môi trường, EU đã giới hạn việc sử dụng một số hóa chất trong nhiều Quy định và Hướng dẫn. Sản phẩm của bạn sẽ là đối tượng bị kiểm soát chính thức. Các kiểm soát này được thực hiện để đảm bảo tất cả các thực phẩm bán trên thị trường châu Âu là an toàn, nghĩa là phù hợp với các quy định áp dụng đối với sản phẩm đó. Có 3 loại kiểm soát:

  • Kiểm soát tài liệu
  • Kiểm soát nhận dạng
  • Kiểm soát thực thể.

Trong trường hợp các sản phẩm cụ thể có xuất xừ từ một quốc gia cụ thể lặp lại việc không tuân thủ quy định, EU có thể quyết định các biện pháp kiểm soát này sẽ được thực hiện theo cách tăng dần hoặc đặt ra các biện pháp khẩn cấp. Kiểm soát có thể được thực hiện tại tất cả các giai đoạn nhập khẩu và bán hàng trên thị trường. Tuy nhiên, phần lớn các kiểm tra thực hiện tại các điểm đầu vào tại EU.

Thụy Sĩ, Na Uy, Iceland và Liechtenstein không phải là thành viên của EU, nhưng là một phần của Hiệp hội tự do thương mại châu Âu (EFTA). Luật thực phẩm của họ ở mức độ rộng chính là luật của EU, tuy nhiên một số khía cạnh luật có thể khác nhau.

Tại Thụy Sĩ, kiểm soát nhập khẩu là trách nhiệm của Quản lý hải quan Thụy Sĩ và Văn phòng liên bang về sức khỏe công cộng.

Lời khuyên:

  • Làm quen với các quy trình trước khi lập kế hoạch xuất khẩu vào châu Âu. Không tuân thủ được đúng quy trình có thể là nguyên nhân giảm hay hoãn các đơn đặt hàng, tăng chi phí và dẫn đến các hành động bắt buộc tuân thủ của cơ quan chức năng EU.
  • Đảm bảo rằng các tài liệu liên quan kèm theo (từ A-Z) với các sản phẩm thực phẩm bao gồm trong lô hàng gửi.
  • Đọc thêm về kiểm soát sức khỏe ở Trung tâm hỗ trợ xuất khẩu EU
  • Tham vấn Trung tâm hỗ trợ xuất khẩu EU để có danh sách đầy đủ các yêu cầu đối với sản phẩm trái cây ngoại nhập, bao gồm vải, lựa chọn mã sản phẩm 08109020

Các yêu cầu chung của người mua

Chứng nhận là một bảo đảm

Do an toàn thực phẩm là ưu tiên hàng ddafaauf trong tất cả các ngành thực phẩm ở EU, bạn có thể dự kiến hầu hết người mua sẽ yêu cầu thêm các bảo đảm dưới dạng chứng nhận từ bạn. GlobalGAP là một thể chế chứng nhận an toàn thực phẩm được yêu cầu phổ biến nhất, đặc biệt đối với việc xuất khẩu vải vào EU, đặc biệt là qua hệ thống siêu thị. Global GAP là tiêu chuẩn trước cửa nông trại bao gồm toàn bộ quy trình sản xuất nông nghiệp, từ trước khi cây trồng được trồng xuống đất cho tới sản phẩm chưa qua chế biến (quá trình chế biến không bao gồm).

Ví dụ về các hệ thống quản lý an toàn thực phẩm khác có thể được yêu cầu là BRC và IFS, FSSC22000 hay SQF. CÁc hệ thống quản lý này bổ sung cho Global GAP và được công nhận bởi Sáng kiến an toàn thực phẩm toàn cầu (GESI).

Lời khuyên:

  • Kiểm tra xem hệ thống quản lý an toàn thực phẩm nào được yêu cầu phổ biến nhất ở thị trường mục tiêu của bạn. Dự kiến Global GAP là một trong các hệ thống đó.
  • Đọc thêm về các Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm khác nhau tại Bản Đồ tiêu chuẩn.
  • Do an toàn thực phẩm là vấn đề lớn, chủ động làm việc với người mua để nâng cao an toàn thực phẩm và cần phải rõ ràng minh bạch và cập nhật với các quy định và yêu cầu của người mua.

Tiêu chuẩn chất lượng

Các tiêu chuẩn Marketing chung của EU cũng được áp dụng với vải. Người mua EU thường yêu cầu tuân thủ theo các tiêu chuẩn của Ủy ban kinh tế Liên hợp quốc của châu Âu (UNECE) hay Codex Allimentarius Commission (CAC). Lưu ý rằng chất lượng liên quan đến cả an toàn thực phẩm và chất lượng thực phẩm.

Lời khuyên:

  • Đảm bảo rằng bạn cung cấp đúng chất lượng như đã thỏa thuận theo mô tả sản phẩm và thảo luận với người mua các chứng nhận bổ sung được yêu cầu là gì. CÁc yêu cầu này có thể khác nhau ở các quốc gia khác nhau và phân khúc thị trường.

Thị trường ngách: yêu cầu Hữu cơ và Thương mại công bằng (Fair Trade)

Hữu cơ, một thị trường ngách đang phát triển

Số lượng người tiêu dùng EU ưa chuộng các thực phẩm được sản xuất và chế biến theo phương pháp tự nhiên đang tăng lên. Thị trường với vải hữu cơ vẫn còn nhỏ, nhưng nhu cầu đang tăng lên và nguồn cung hạn chế. Để bán sản phẩm hữu cơ trên thị trường châu Âu, bạn phải sử dụng các phương pháp sản xuất hữu cơ theo quy định của EU. Hơn nữa, bạn phải sử dụng các phương pháp sản xuất này ít nhất 2 năm trwowccs khi bạn có thể tiếp thị chúng là rau và quả hữu cơ. Thêm vào đó, bạn (hay nhà nhập khẩu EU của bạn) phải nộp đơn cấp phép nhập khẩu từ các cơ quan kiểm soát hữu cơ của EU. Sau khi được kiểm định bởi một bên chứng nhận được cấp phép, bạn có thể đặt logo hữu cơ EU lên sản phẩm, cũng như logo của tiêu chuẩn chứng nhận (ví dụ Hiệp hội đất- đặc biệt hữu ích ở Anh), Naturland (Đức) hay Bio Suisse (Thụy Sĩ). Một vài điểm khác biệt trong các chứng nhận này nhưng chúng đều tuân thu quy định của EU về sản xuất và dán nhãn hữu cơ.

Lời khuyên:

  • Triển khai sản xuất hữu cơ và tiến hành chứng nhận có thể sẽ tốn kém, do đó đánh giá tiềm năng thị trường trước khi thực hiện đầu tư
  • Tham vấn cơ sở dữ liệu về Bản đồ tiêu chuẩn cho ác chứng nhận hữu cơ khác nhau
  • Về việc xuất khẩu vải hữu cơ vào thị trường châu Âu, sử dụng các nhà nhập khẩu chuyên và có năng lực, người am hiểu thị trường và biết cách tham gia vào thị trường ngách với các yêu cầu đặc thù.

Công bằng và bền vững

Một thị trường ngách nhỏ, nhưng đang phát triển là thị trường các sản phẩm tươi được sản xuất với sự chú ý về các điều kiện xã hội và/hoặc môi trường trong vùng sản xuất. Với vải, chất lượng là ưu tiên hàng đầu, nhưng tuân thủ các điều kiện xã hội cũng đang ngày càng trở nên quan trọng. Tại Madagascar, 30.000 hộ gia đình phụ thuộc vào sản xuất vải và thương mại công bằng có thể hỗ trợ họ tăng lượng bán trong tương lai. Ví dụ về các nhãn về xã hội hoặc bền vững với rau và trái cây tươi là Thương mại công bằng (FairTrade) và Fair For Life.

Người mua ở châu Âu có thể áp dụng các sáng kiến có thể có tác động đến bạn với tư cách là nhà cung cấp. Ví dụ như Sáng kiến thương mại có đạo đức (ETI) ở Anh, hay Sáng kiến kinh doanh vì xã hội (Business Social Compliance Initiative BSCI) ở Bắc-Tây Âu làm gia tăng tầm quan trọng của việc tuân thủ các vấn đề xã hội.

Lời khuyên:

  • Kiểm tra hoạt động hiện nay của công ty bạn. Ví dụ như thực hiện tự đánh giá về tuân thủ trên website của BSCI
  • Tham khảo cơ sở dữ liệu Bản đồ tiêu chuẩn về thông tin sự khác biệt giữa các nhãn thương mại công bằng.

Sự cạnh tranh trên thị trường vải châu Âu

Thông tin chung về mức độ cạnh tranh trên thị trường rau và quả tươi bạn có thể xem trên Thông tin về cạnh tranh thị trường có tại trang thông tin thị trường CBI. Ở đây cũng cung cấp Các lời khuyên hàng đầu về việc giao dịch với người mua Châu Âu.

Phần này cung cấp thông tin về sự cạnh tranh trên thị trường châu Âu về vải tươi.

Cạnh tranh giữa các công ty: Sản xuất vải toàn cầu dễ biến động và cạnh tranh rất khốc liệt. Các thời điểm thiếu cung ngắn hạn (ví dụ như vấn đề về thu hoạch) có tác động lớn đến giá. Các công ty mới có thể cải thiện vị thế cạnh tranh bằng cách sáng tạo và gia tăng thêm giá trị cho sản phẩm, ví dụ như các sản phẩm ready- to eat hay công thức chế biến.

Gia nhập thị trường: Chứng nhận và đáp ứng tất cả các yêu cầu theo luật và ngoài luật tạo ra một rào cản lớn với các nhà sản xuất và xuất khẩu mong muốn gia nhập thị trường châu Âu. Chứng nhận áp dụng cho việc thực hành nông nghiệp tốt, các yêu cầu theo luật chủ yếu về các vấn đề dư lượng tối đa, sức khỏe cây trồng và an toàn thực phẩm. Với vải đã qua xử lý sulfur dioxit, có các các giới hạn chặt chẽ về mức tồn dư.

Cạnh tranh về sản phẩm: trong thập kỷ vừa qua, sự đa dạng của các loại rau và trái cây cung cấp vào thị trường châu Âu đã tăng mạnh. Các loại trái cây ngoại nhập cạnh tranh với các loại trái cây khác, nhưng cũng có thể bổ sung cho chúng. Trái cây nhập khẩu được phân biệt bởi mức giao cao, hình ảnh độc đáo hơn và kỳ vọng về lợi ích đối với sức khỏe. Vải tươi chịu sự cạnh tranh từ chôm chôm, nhãn, và các loại trái cây tương tự. Thêm vào đó, vải tươi bị cạnh tranh bởi chính vải qua bảo quản (đóng lon/đóng chai).

Lời khuyên:

  • Trở thành thành viên của một chương trình bán lẻ dài hạn và cải thiện hoạt động của công ty bằng cách xây dựng mối quan hệ với những người mua có kinh nghiệm
  • Không chỉ cạnh tranh về giá, mà còn xây dựng quan hệ đối tác với người mua và cố gắng nâng cao chất lượng sản phẩm và các hoạt động sau thu hoạch.
  • Tìm kiếm các cơ hội ngoài vụ thu hoạch của Madagascar.
  • Thiết lập một lịch sử hoạt động đáng tin cậy bao gồm thông tin minh bạch về công ty và chất lượng sản phẩm của công ty bạn. Là một đối tác trong một mối quan hệ đối tác ổn định và là nhà cung cấp đáng tin cậy có thể hỗ trợ bạn thành lập và duy trì vị thế trên thị trường.
  • Kể chuyện (ví dụ như kể chuyện về nguồn gốc sản phẩm và người sản xuất), bao bì đẹp và chất lượng vượt trội là các phương pháp để phân biệt sản phẩm của bạn.

Các kênh thương mại và phân khúc thị trường hấp dẫn tại châu Âu đối với sản phẩm vải tươi

Thông tin chung về các kênh tiêu thụ và phân khúc thị trường, có thể xem tại Kênh tiêu thụ và phân khúc thị trường tại CBI market intelligence platform.

Phần này cung cấp thông tin về các kênh tiêu thụ khác nhau qua đó quả vải được bán trên thị trường châu Âu.

Các kênh tiêu thụ vải tươi trên thị trường châu Âu

4.0-Lychee-Market-Channels-300x225 Thị trường vải tươi châu Âu – Thông tin cần biết phần 2: Xu hướng, phân phối và cạnh tranh

Các nhà nhập khẩu chuyên biệt: trái cây ngoại nhập, cũng như là trái cây hữu cơ, được giao dịch thông qua các kênh thị trường chuyên môn. Ở các trạm giao dịch điển hình như Hà Lan và Bỉ, có nhiều các nhà nhập khẩu đã chuyên môn hóa trong việc thương mại các trái cây ngoại nhập mới, bao gồm vải. Các nhà nhập khẩu/phân phối khác biệt về quan hệ với mảng bán lẻ. Một số là nhà cung cấp cho các nhãn hàng riêng; một số khác có thương hiệu riêng, trong khi một số khác tiếp thị thương hiệu của người sản xuất (hợp tác).

Các khác biệt khu vực đối với kênh tiêu thụ trái cây nhiệt đới: ở châu Âu, có sự khác biệt về thành phần của các kênh tiêu thụ. Các quốc gia phía bắc như Đức, Anh, Hà Lan, và Bỉ có một hệ thống bán lẻ rất mạnh mẽ và trái cây nhiệt đới được bán ở các siêu thị lớn. Pháp và Tây Ban Nha còn vượt xa với các đại siêu thị lớn cùng với các cửa hàng chuyên biệt nhỏ hơn. Các quốc gia ở khu vực Alphơ như Thụy Sĩ và Áo thích phân phối thông qua các siêu thị địa phương nhỏ.

Phân khúc theo dân tộc: Vải được bán ở các siêu thị lớn hơn cũng như các cửa hàng trái cây tươi chuyên biệt và ở chợ. Tuy nhiên phân khúc ngoài gia đình, như các cửa hàng châu Á, là một trong những nơi tiêu thụ chính. Với vải, dân số gốc châu Á rất quan trọng. Các cửa hàng thực phẩm dân tộc và chợ đường phố là kênh bán hàng chính. Người tiêu dùng châu Âu ngày càng trở nên quen thuộc với ẩm thực châu Á (và các vùng khác). Điều này khiến thị trường vải mở rộng.

Hàng không hay đường biển: Vận chuyển bằng tàu sẽ rẻ hơn nhiều so với bằng đường hàng không. Tuy nhiên, thời gian đến được nơi bán sẽ tăng lên. Với quả vải, khối lượng tiêu thụ thường nhỏ, do đó vận chuyển bằng đường biển sẽ khá tốn kém do vận chuyển đường biển, một container đầy là khối lượng tối thiểu. Nếu không, vận chuyển bằng đường hàng không là phương tiện vận chuyển phổ biến nhất.

Lời khuyên:

  • Tìm kiếm một nhà nhập khẩu châu Âu bằng cách tự giới thiệu bản thân tại các hội chợ thương mại như Fruit Logistica. Tất cả các kênh khác nhau đều bắt đầu với một mối quan hệ tốt với một đối tác châu Âu.
  • Lựa chọn một nhà nhập khẩu, dựa trên quy mô của công ty bạn hay chiến lược marketing
  • Nếu bạn lựa chọn phương án sản xuất hữu cơ, tìm các công ty nhập khẩu chuyên môn hóa với sản phẩm hữu cơ
  • Do người tiêu dùng châu Âu không quen thuộc lắm với các sản phẩm ngoại nhập như vải, tăng hiểu biết của khách hàng bằng các lời gợi ý về cách bảo quản, bóc vỏ và công thức sử dụng.

Giá bán lẻ vải tươi

Giá trị tăng thêm ở mỗi công đoạn trong chuỗi cung ứng vải tươi

Chi-tiet-gia-vai-tuoi-300x91 Thị trường vải tươi châu Âu – Thông tin cần biết phần 2: Xu hướng, phân phối và cạnh tranh

Giá bán đến người tiêu dùng vải tươi dao động trong khoảng 11-14 E/kg. Vải thường được đóng gói trong các bao bì từ 200-500gr. Trong các dịp thiếu hàng mùa cao điểm (Giáng Sinh), giá có thể sẽ cao hơn. Trái lớn hơn thường có giá cao hơn.

Hình 6: Ví dụ về giá bán lẻ đến người tiêu dùng

Gia-vai-ban-le-Ha-Lan Thị trường vải tươi châu Âu – Thông tin cần biết phần 2: Xu hướng, phân phối và cạnh tranh Vải bán lẻ tại Hà Lan

 

250gr

2.79 Eur

Nguồn:www.ah.nl

Gia-vai-ban-le-Phap Thị trường vải tươi châu Âu – Thông tin cần biết phần 2: Xu hướng, phân phối và cạnh tranh Vải bán lẻ tại Pháp

 

250gr

3.49Eur

Nguồn:www.auchandirect.fr

 

Các nguồn thông tin hữu ích

Các nguồn thông tin chi tiết về quả vải

UNECE về quả vải – http://www.unece.org/fileadmin/DAM/trade/agr/meetings/capacity-building/2006_mojmirovceSK/TheLychee.pdf

Hỗ trợ xuất khẩu và gia nhập thị trường:

Các cơ chế chứng nhận:

Tiêu chuẩn thương mại và marketing:

Thông tin thống kê và ngành:

Agricultural Research for Development – http://www.cirad.fr/en
· Fruitrop – http://www.fruitrop.com (publication of CIRAD)
· Freshfel – http://www.freshfel.org
· Freshplaza – http://www.freshplaza.com
· Centre Technique Horticole de Tamatave – http://www.ctht.org/
· European Statistics Eurostat – http://ec.europa.eu/eurostat
· FAOSTAT – http://faostat.fao.org/
· United Nations Comtrade – http://comtrade.un.org/

Theo CBI – Trương Hồng Kim dịch

Nguồn: Gappingworld